Tổng lượt truy cập: 829764
Đang truy cập: 7
Báo cáo sơ kết học kỳ I, năm học 2015-2016
Theo: - Cập nhật ngày: 22/01/2016 - 11:23:31

PHÒNG GIÁO DỤC THỚI LAI

TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN THỚI LAI

 

Số: 58 /BC-THCS 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Thị trấn Thới Lai, ngày 05 tháng 01 năm 2016

 

BÁO CÁO

SƠ KẾT THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỌC KỲ I

VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM HỌC KỲ II

Căn cứ Công văn số: 4509/BGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2015 - 2016;

Căn cứ Công văn số: 1692/SGDĐT-GDTrH ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Trung học năm học 2015 - 2016;

Căn cứ vào Kế hoạch số: 32/KH-PGDĐT ngày 12 tháng 09 năm 2015 của Phòng Giáo duc và Đào tạo Thới lai về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo duc  trung học cơ sở năm học 2015 - 2016;

Căn cứ vào Kế hoạch số: 01/KH-THCS ngày 15 tháng 09 năm 2015 của trường THCS thị trấn Thới lai về thực hiện nhiệm vụ Giáo duc  trung học cơ sở năm học 2015 - 2016;

          Qua một học kỳ thực hiên, Ban Giám hiệu trường THCS thị trấn Thới Lai, đánh giá thực trạng hoạt động có những thuận lợi và hạn chế như sau:

 

Phần I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ

 HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2015 - 2016     

 

Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thới Lai, của Đảng ủy, UBND thị trấn Thới Lai, được sự đồng thuận của Ban ngành đoàn thể, đặc biệt có sự quan tâm của Ban đại diện Cha mẹ học sinh, của quần chúng nhân dân trong công tác xã hội hoá giáo dục, chăm lo đến đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh.

          Đội ngũ cán bộ nha xinh, giáo viên, nhân viên, trẻ khỏe, nhiệt tình, có kinh nghiệm trong giảng dạy, phối hợp tốt giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội trong việc giáo dục học sinh, có tinh thần đoàn kết nhất trí cao trong công việc.

          Thị trấn Thới Lai tiếp giáp với nhiều xã không có trường trung học cơ sở, địa bàn lại chải rộng, hệ thống giao thông đi lại khó khăn, làm ảnh hưởng một phần trong việc huy động và duy trì sĩ số học sinh;

          Mặt bằng dân trí ở địa phương chủ yếu là lao động phổ thông, một bộ phận người dân nhận thức về giáo dục chưa cao, chỉ lo làm ăn, chưa quan tâm đến học hành của con em mình, còn khoán trắng cho nhà trường, là địa bàn trung tâm có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn thách thức.

I. PHÁT TRIỂN VÀ DUY TRÌ SỸ SỐ:

1. Quy mô phát triển:

Huy động được 43 lớp với: 1753 học sinh. Trong đó, khối 6: 459 học sinh; khối 7: 509 học sinh; khối 8: 369 học sinh; khối 9: 416 học sinh.

Học sinh nữ: 848, Tỷ lệ: 48,37%; học sinh diện chính sách: 0; Dân tộc: 41 chiếm tỷ lệ: 2,23%

2. Học sinh bỏ học:

Số học sinh bỏ học so với đầu năm: 17 học sinh. Trong đó, chuyển đi: 08; Bỏ học: 09 học sinh, chiếm tỷ lệ: 0,51%

Nguyên nhân học sinh bỏ học: Xa trường đi lại khó khăn, gia đình khó khăn , học lực yếu kém, ham chơi, gia đình không quan tâm…

II. VIỆC ƯU TIÊN CHO CÁC LỚP ĐẦU CẤP:

1. Những công việc cụ thể đơn vị đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện:

Huy động được 459 học sinh lớp 5 vào lớp 6, đạt tỷ lệ 100%. Nhà trường đã tiến hành khảo sát, kiểm tra phân loại học sinh, thành lập được hai lớp chọn Văn, Toán: 84 học sinh và một lớp tiếng anh thí điểm có 44 học sinh, phân công giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống, giúp các em làm quen với trường mới, bạn bè, thầy cô;

2. Kết quả:

+ Về Đạo đức: Tốt: 85,78%; Khá: 12,91%; Trung bình: 1,31%; Yếu, kém: 0%

+ Về Học lực: Giỏi: 20,13%; Khá: 42,01%; Trung bình: 29,98%; Yếu, kém: 6,78% (So với cùng kỳ năm qua giỏi, khá tăng: 12,2%)

3. Đánh giá hiệu quả, ưu điểm, hạn chế:

Nhà trường có quan tâm chỉ đạo nâng chất lượng dạy và học ngay từ lớp đầu cấp, tạo nền kiến thức cơ bản cho học sinh, học các năm tiếp theo; nhìn chung chất lượng lớp đầu cấp đảm bảo theo yêu cầu đề ra;

Biên chế lớp bình quân có từ 40-42 HS/lớp, giáo viên khó bao quát đến từng đối tượng học sinh, kiến thức đầu vào của học sinh không đồng đều, một bộ phận học sinh thiếu động cơ trong học tập, do vậy cũng làm ảnh hưởng đến kết quả chung.

III. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC:

  1. 1.     Thực hiện chương trình, nề nếp chuyên môn:

Nhà trường đã xây dựng quy chế chuyên môn, nội quy học sinh và nội quy cơ quan, được triển khai thực hiện ngay từ đầu năm học, đã làm tốt công tác quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, tạo được nề nếp dạy và học;

Đã chỉ đạo tốt việc thực hiện chương trình các môn học; thực hiện kế hoạch, thời gian năm học, xây dựng các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục; tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông; thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong một số môn học; thực hiện tích hợp một số nội dung các môn học theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

Nhìn chung học kỳ qua nhà trường thực hiện đầy đủ về hồ sơ, sổ sách, tổ chức lưu trữ, bảo quản hồ sơ, văn bản theo đúng quy định; Giáo viên dạy đúng, đủ theo chương trình, thực hiện tốt các loại hồ sơ theo quy định của chuyên môn; thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập;100% giáo viên thực hiện đúng quy chế chuyên môn, soạn giảng đầy đủ trước khi lên lớp, tổ chuyên môn ký duyệt 01ần/tháng, Ban giám hiệu ký duyệt 01 lần/học kỳ và thực nghiêm túc chế độ báo cáo kịp thời đúng quy định.

2. Đổi mới các hoạt động giáo dục:

Nhà trường đã tập trung đổi mới các hoạt động giáo dục như: Chỉ đạo ban tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện và vận dụng việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và đổi mới kiểm tra, đánh giá (KTĐG) kết quả học tập của học sinh; tăng cường quản lý, thanh kiểm tra việc đổi mới PPDH, KTĐG trong nhà trường;

Tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn thực hiện tốt việc đổi mới trong sinh hoạt tổ, đổi mới PPDH, KTĐG tích cực và hiệu quả; giáo viên dạy học phân hóa theo năng lực học sinh; đặc biệt ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; tổ chức dạy học thông qua di sản, phương pháp bàn tay nặn bột...

Đã mở 08 chuyên đề, dự giờ thao giảng về đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học như: Biện pháp nâng cao hiệu quả và chất lượng của hoạt động dự giờ; Rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm môn vật lí; Sử dụng phần mềm Geomes Sketchpad trong dạy toán THCS; Vài kinh nghiệmgiúp học sinh lớp 6 giải tốt một số dạng toán tìm x; Phương pháp dạy từ vựng trong tiếng anh; Rèn luyện kỹ năng giải bài tập theo phương trình Hóa học; Đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường THCS; Đổi mới phương pháp dạy học môn địa lí.

 Thực hiện giáo dục tích hợp giữa các môn học gắn với giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên, hải đảo…

 Tổ chức thực hiện dạy Tiếng Anh thí điểm cho 42 học sinh lớp 6A1, 44 học sinh lớp 7A1 và 39 HS lớp 8A1. Tiếng Anh tăng cường lớp 6A1 và lớp 7A1,8A1,9A1  giảng dạy hướng nghiệp nghề cho học sinh khối 9 và hoạt động ngoài giờ lên lớp cho 43 lớp theo các chủ điểm tháng, 2 tiết/ lớp/tháng, số tiết thực hiện ở HKI là: 387 tiết/ 43 lớp ( Có sổ đầu bài theo dõi).

 Tổ chức mở được 10 lớp học 2 buổi/ ngày, học 3 môn ; Ngữ văn, Toán, Tiếng anh , số HS 344.

 Thực hiện việc sua nha đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn 2 lần/tháng; nhóm chuyên môn 2 lần/tháng. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn cụm 1 tại trường  đợt 1 có 4 môn tham gia: Ngữ văn, Toán, Vật lí, Công Nghệ.

3. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua, các biện pháp quản lý và giáo dục đạo đức, nhân cách, giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh:

       Nhà trường đã chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, của địa phương và sự chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp, đảm bảo quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường. Kết quả đã thực hiện tốt quy chế dân chủ, các cuộc vận động và phong trào thi đua do Bộ GDĐT phát động; xây dựng được tiêu chí đánh giá thi đua trong giáo viên, từ đó đánh giá đúng thực chất, đã duy trì được các phong trào thi đua, khắc phục dần bệnh thành tích trong giáo dục;

Đã hưởng ứng tốt các cuộc thi do Bộ GDĐT phát động như: Cuộc thi giải toán trên mạng internet; thi tiếng Anh trên mạng internet; thi giải toán bằng máy tính cầm tay; thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tiễn đối với học sinh; thi dạy học theo chủ đề tích hợp đối với giáo viên;

Công tác giáo dục truyền thống dân tộc và lý tưởng cách mạng, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian cho học sinh, luôn được nhà trường quan tâm đẩy mạnh, đã thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, nhiều loại hình đa dạng như sinh hoạt dưới cờ, tổ chức hội thi,  sinh hoạt chủ điểm gắn với các ngày truyền thống như ngày Nhà giáo VN 20/11, ngày thành lập QĐNDVN 22/12…

Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức trong học sinh thông qua các môn học lịch sử, giáo dục công dân, các buổi sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt dưới cờ, tổ chức cho học sinh nhận chăm sóc đền thờ liệt sỹ Thới lai ;

Thực hiện tốt buổi lễ chào cờ và sinh hoạt đầu tuần, nhằm giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh, thông qua hành động nghiêm trang chào lá cờ tổ quốc và hát quốc ca, học sinh thể hiện lòng yêu nước và trách nhiệm, nghĩa vụ đối với tổ quốc của mình.   

- Kết quả công tác giáo dục đạo đức học sinh;

Khối

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

TL, %

SL

TL, %

SL

TL, %

SL

TL, %

6

392

85,78

59

12,91

6

1,31

0

0,00

7

406

79,92

86

16,93

16

3,15

0

0,00

8

267

73,76

75

20,72

20

5,52

0

0,00

9

306

74,82

86

21,03

17

4,16

0

0,00

Cộng

1371

78,97

306

17,63

59

3,40

0

0,00

 

- Đánh giá hiệu quả công tác giáo dục quản lý học sinh, ưu điểm, hạn chế.

Nhà trường đã làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện cho học sinh có ý thức kỷ luật cao, thực hiện nghiêm túc nội quy trường lớp, tổ chức tốt các buổi sinh hoạt nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh;

     Đoàn đội, tổ tư vấn giáo dục, giáo viên chủ nhiệm đã thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc giáo dục đạo đức học sinh, giúp cho học sinh thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình và các hành vi học sinh không được làm; nhìn chung học sinh chấp hành tốt nội quy, quy định của nhà trường, chấp hành tốt quy tắc ứng xử, chấp hành an toàn giao thông, không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới xẩy ra trong nhà trường.

Tình trạng học sinh chưa chấp hành tốt nội quy nhà trường, vi phạm những điều học sinh không được làm như: Đánh nhau, uống rượu, hút thuốc, trốn học, vứt rác bừa bãi, vệ sinh cá nhân, vệ sinh phòng lớp, vệ sinh sân trường chưa được quan tâm đúng mức, hiện tượng học sinh nói tục chửi thề, vô lễ với thầy cô và người lớn tuổi... vẫn còn tồn tại và có chiều hướng gia tăng;

Nguyên nhân do công tác phối hợp giữa lớp chủ nhiệm và phụ huyng học sinh còn nhiều hạn chế; giáo viên chủ nhiệm thiếu kinh nghiệm, chưa bao quát lớp trong giờ truy bì, trong từng tiết, buổi học, tiết sinh hoạt chủ nhiệm một số lớp chưa mang lại hiệu quả thiết thực; việc phân công giao việc cho ban cán sự lớp còn nhiều hạn chế bất cập.

4. Các biện pháp nâng cao chất lượng học lực của học sinh:

Nhà trường đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị để học sinh học tập, vui chơi, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của học sinh và quy định về các hành vi học sinh không được làm, học sinh được  đảm bảo các quyền theo quy định trong điều lệ trường phổ thông; Tổ chức diễn đàn trong học sinh “ những điều em muốn nói” đã thu hút đông đảo học sinh hưởng ứng tham gia, qua đó các em đóng góp hàng trăm ý kiến xây dựng nhà trường, góp phần điều chỉnh mối quan hệ Thầy- Trò ngày càng tốt hơn.

Thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bằng việc báo cáo những công việc đã làm được của học sinh, được tổ chức hàng tuần với 72 gương điển hình; phát động hoa điểm 10 có 8560 hoa điểm 10; 172 buổi học tập tốt, 695 tiết học tốt; Tổ chức thi văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/1.Hội thi tuyên truyền giới thiệu sách, hội thi khoa học kỹ thuật, chinh phục vũ môn, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS thu hút 120 học sinh tham gia…

Xây dựng kế hoạch và thực hiện các biện pháp: như giúp đỡ HS học lực yếu kém, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, đã thành lập được 10 đội tuyển học sinh giỏi có 87 học sinh tham gia, phân công giáo viên có năng lực, kinh nghiệm, nhiệt tình giảng dạy; Nhìn chung chất lượng giáo dục đại trà,chất lượng tốt nghiệp, học lực, hạnh kiểm của học sinh năm sau luôn cao hơn năm trước.

- Việc đổi mới phương pháp dạy và học; đổi mới kiểm tra đánh giá;

Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên nghiêm túc chấp hành quy chế chuyên môn, xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần của nhà trường và của các tổ chuyên môn, của giáo viên theo tinh thần đổi mới quản lý giáo dục. Mọi hoạt động phải gắn kết với yêu cầu thực hiện có hiệu quả các chủ trương lớn trong toàn ngành như: Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn kết với cuộc vận động Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Qua thực tế kiểm tra, các tổ chuyên môn đều tổ chức giảng dạy nghiêm túc theo chương trình các môn học, giáo viên chủ động thực hiện đúng phân phối chương trình quy định; các nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, sinh hoạt tập thể theo các chủ đề của cấp học, tổ chức có chất lượng nội dung giáo dục địa phương, nhiều giáo viên đã lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm trong nội dung giảng dạy ở một số các môn học như Sinh học, Vật lý, Địa lý, Công nghệ và trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Đã tổ chức được các hoạt động chuyên môn thiết thực như tổ chức dự giờ, thao giảng bình chọn giáo viên dạy giỏi; ứng dụng CNTT và tăng cường thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy... nhằm chia sẻ kinh nghiệm, nhân điển hình, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, các tiết thao giảng được tổ chức chu đáo, thiết thực, được giáo viên đồng tình hưởng ứng; Kết quả: Thao giảng, hội giảng: 54 tiết; trong đó giỏi: 51, Khá: 03; Dự giờ giáo viên: 751 tiết; trong đó Tốt: 681, Khá: 57, Trung bình: 13; Kiểm tra HSSS, CBGV: 303 lượt giáo viên; trong đó Tốt: 301, khá: 02; Kiểm tra chuyên đề GV: 39 giáo viên; trong đó Tốt: 37, Khá: 02; Kiểm tra toàn diện GV: 16 giáo viên; trong đó Tốt: 16;

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường đã tăng cường chỉ đạo giáo viên biên soạn đề kiểm tra theo ma trận đề, đồng thời đã tổ chức chuyên đề về chuyên môn theo hướng đổi mới công tác biên soạn đề kiểm tra, góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt đối với các môn học KHXH như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân… Thông qua nhóm bộ môn và hoạt động chuyên môn đã xây dựng được đề cương ôn tập,  hệ thống các câu hỏi dưới dạng mở, các câu hỏi khuyến khích học sinh sáng tạo trong giải quyết vấn đề, tránh học vẹt - từ chương, thuộc lòng, ghi nhớ máy móc.

- Việc chỉ đạo và tổ chức đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, nêu kết quả và đánh giá;

Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 lần/tháng, nhóm chuyên môn sinh hoạt 2lần/tháng, đây là dịp để giáo viên trao đổi sâu về chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học; giáo viên đã coi trọng việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, trong quá trình đổi mới giáo dục đã thúc đẩy động lực học tập của học sinh và quá trình giảng dạy của giáo viên nhằm cải tiến và nâng cao hiệu quả giáo dục; phát huy vai trò chủ động sáng tạo của học sinh. Thực hiện đổi mới đã gắn với việc khai thác, sử dụng các thiết bị trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức và kỹ năng từng bộ môn.

Nhà trường đã tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, và công tác sử dụng thiết bị dạy học của từng giáo viên; Giáo viên đã từng bước sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ một cách hiệu quả việc dạy học theo phương pháp mới, sử dụng các phần mềm dạy học và sáng tạo các phần mềm dạy học phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh của nhà trường.

- Việc tổ chức và tham gia các cuộc thi, kỳ thi, hội thi: tổ chức, kết quả, đánh giá;

Nhà trường tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện các cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn liền với triển khai nhiệm vụ năm học. Đồng thời lồng ghép với các phong trào thi đua: Hội thi giáo viên dạy giỏi, Hội thi tìm hiểu “Tiểu sử và sự nghiệp hoạt động cách mạng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Hội thi “Kể chuyện về Bác Hồ” trong buổi lễ chào cờ đầu tuần.

Tổ chức thực hiện các tiêu chí trường chuẩn Quốc gia, trường học thân thiện, văn minh, học sinh học tập tích cực; thực hiện đạt hiệu quả cao tiết sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt tập thể, giáo dục truyền thống  nhà trường , truyền thống cách mạng cho học sinh thông qua hình thức, trong đó học sinh giữ vai trò chủ thể, được phát huy tích cực, tự chủ, tự giác. Qua đó đã rèn luyện được kỹ năng sống, xây dựng và hình thành tính cách cho học sinh “ Đoàn kết- Trí tuệ- năng động- Nhân ái- Hào hiệp- Thanh lịch”. 

- Công tác giáo dục thể chất, chăm sóc sức khỏe; đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh cũng được chú trọng;

Trường đã phối hợp với Công an thị trấn đảm bảo, giữ gìn an ninh trật tự trường học; Phối hợp với Trạm Y tế  phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn trường học; với Trung tâm Thể dục thể thao, Phòng Giáo dục tổ chức Hội khỏe Phù Đổng và các phong trào thể dục thể thao khác nhằm tạo sân chơi bổ ích, đồng thời nâng cao thể lực cho các các em học sinh;

Đã xây dựng được trường, lớp sạch, đủ ánh sáng, thoáng mát, trồng cây xanh, cây hoa kiểng, có nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh, đủ nước sinh hoạt, nước uống hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, quan tâm chăm sóc sức khoẻ cho học sinh.  

Tình trạng ăn quà vặt trước cổng trường giảm rõ rệt, không để các phần tử xấu tụ tập gây mất an ninh trật tự, hạn chế trường hợp học sinh đánh nhau, tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường vào đầu giờ và giờ tan học.

Trường đã xây dựng nội quy, quy ước về ứng xử văn hóa cho cán bộ, giáo viên, học sinh, ở trong nhà trường, ở gia đình và ở cộng đồng. Liên hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh, thông qua sổ liên lạc để học sinh tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện đạo đức của mình hàng tuần, giáo viên chủ nhiệm báo cáo kết quả học tập rèn luyện của học sinh cho phụ huynh hàng tháng, giúp nhà trường và gia đình nắm vững những diễn biến tâm lý, tính cách để có biện pháptrong giáo dục đạo đức cho học sinh và tổ chức các hoạt động cụ thể nhằm giáo dục văn hóa học đường phù hợp với mục tiêu của nhà trường đã đề ra.

- Kết quả học lực của học sinh:

Khối

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

TL, %

SL

TL, %

SL

TL, %

SL

TL, %

SL

TL, %

6

92

20,13

192

42,01

137

29,98

31

6,78

5

1,09

7

93

18,31

257

50,59

141

27,76

17

3,35

0

0,00

8

27

7,46

177

48,90

148

40,88

10

2,76

0

0,00

9

36

8,80

178

43,52

172

42,05

23

5,62

0

0,00

Cộng

248

14,29

804

46,31

598

34,45

81

4,67

5

0,29

- Kết quả các phong trào Giáo viên giỏi, học sinh giỏi.

+ Học sinh giỏi bộ môn cấp trường : 45 HS; Cấp huyện: 32 HS (Trong đó giải nhất: 01, giải nhì: 02, giải khuyến khích: 02, công nhận: 27 );  + Văn hay chữ tốt cấp huyện: 07 HS (giải nhất:01, giải nhì:01, giải KK: 02, Công nhận: 03). Cấp TP: 02 giải KK. Cấp trường: 8 HS.

+ Thi máy tính cầm tay cấp huyện: 0 HS

+ Hùng biện Tiếng Anh cấp trường: Giải I: 7A1, II: 8A1, III: 9A1, CN: 6A1.

+ Điền kinh học sinh cấp huyện đợt 1: 11 HC các loại.

+ Giáo viên giỏi cấp trường: 17 giáo viên; giáo vien dạy giỏi cấp huyện: 13 giáo viên  

- Kết quả học sinh, phổ cập THCS, Công tác tự đánh giá kiểm định CLGD, xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.

+ Học sinh được xếp loại 1753/1753 HS tỷ lệ: 100%; Giỏi 248 HS tỷ lệ: 14,29%( tăng so cùng kỳ 4,16%); Học sinh tiên tiến: 1052 HS, tỷ lệ: 60,01%;

+ Phổ cập giáo dục THCS: Thị trấn Thới Lai tiếp tục duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS năm 2015, đối tượng trong độ tuổi 15 - 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS  473/554 đạt 85,38%;

+ Công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục: Tổng số các chỉ số đạt: 101/108, tỷ lệ: 93,5%; Tổng số các tiêu chí đạt: 29/36, tỷ lệ: 80,5%; Xếp loại chung: Trường đạt cấp độ 1;

+ Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia: Tiêu chuẩn 1 về tổ chức nhà trường: Đạt; Tiêu chuẩn 2 về cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Đạt; Tiêu chuẩn 3 về chất lượng giáo dục: Đạt; Tiêu chuẩn 4 về cơ sở vật chất: đạt; Tiêu chuẩn 5 về công tác XHH GD: Đạt.

Nhìn chung hiệu quả hoạt động giáo dục của nhà trường luôn ổn định và duy trì bền vững; Tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt: 60,60%;  học sinh giỏi huyện, học sinh giỏi thành phố đạt với số lượng theo chỉ tiêu giao.

Về hạn chế: Tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình 34,45%; yếu kém 0,29%, tình trạng học sinh lười học, trốn tiết, không học bài làm bài tập ở nhà, vào lớp không chú ý học tập.. còn khá phổ biến; chất lượng bài kiểm tra học kỳ I, một số môn còn thấp( kèm theo bảng thống kê điểm thi học kỳ I, 2015-2016)

IV. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ:

  1. 1.     Tình hình đội ngũ:

TS CB, GV, NV

Biên chế

HĐ theo NĐ 68


Tổng số biên chế

Trong đó nữ

CBQL

Giáo viên

Nhân viên


Tổng số 

Trong đó nữ

Văn

Sử

Địa

GDCD

Anh

Tin

Toán

Hóa

Sinh

Kỹ thuật

TD

Nhạc

Họa

TPT

Phổ cập

G viên biệt phái

Tổng số

Văn thư

Thư viện

Y tế

Kế toán

Tổng số 

Bảo vệ

Tạp vụ



92

90

63

3

83

58

15

5

4

4

8

 

13

3

5

6

6

7

2

2

1

1

1

4

1

1

1

1

2

1

1


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


2. Đánh giá về tư tưởng đội ngũ:

Việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã  tác động mạnh mẽ đến đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, học sinh trong nhà trường, giúp đội ngũ nhận thức về tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; việc gắn cuộc vận động của nhà trường như: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã góp phần xây dựng “Cơ quan có đời sống văn hóa tốt”, “Trường học văn minh”, vận động gia đình cán bộ giáo viên, công nhân viên xây dựng “Gia đình văn hóa”;

  1. 2.     Việc thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ:

Nhà trường đã thực hiện và đảm bảo tốt các chế độ, chính sách theo quy định đối với đội ngũ nhân viên, tạo điều kiện để giáo viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh, hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần theo Điều lệ trường trung học và các quy định của pháp luật.

4. Công tác bồi dưỡng đội ngũ:

Công tác bồi dưỡng đội ngũ luôn được nhà trường quan tâm, 100% giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng do huyện, Sở giáo dục tổ chức; thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, mở các chuyên đề nâng cao và đổi mới phương pháp, phát huy tính tự học, tự rèn trong cán bộ giáo viên, giáo viên đạt chuẩn trở lên: 100%, vượt chuẩn: 49,3%;

5. Việc phân công sử dụng đội ngũ; việc thực hiện nhiệm vụ, chức trách của đội ngũ giáo viên:

Nhà trường phân công sử dụng đội ngũ đảm bảo theo quy định, đúng theo chuyên môn và được bồi dưỡng về nghiệp vụ theo vị trí công việc, 100% cán bộ giáo viên, công nhân viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao và được đảm bảo các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.

Còn một số ít giáo viên tinh thần trách nhiệm chưa cao, chưa thực hiện tốt quy chế chuyên môn, chấp hành sự phân công, thiếu đầu tư, chưa thực sự tự học và tự rèn, dẫn đến năng lực chuyên môn còn hạn chế, vi phạm quy chế chuyên môn : ngày giờ công, soạn giảng, cho điểm,chấm sửa trả bài, đánh giá học sinh;

6. Việc đổi mới công tác quản lý giáo dục:

Nhà trường tích cực đổi mới quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học; tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ quản lý và giáo viên tự học, tự rèn luyện, không ngừng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu hội nhập, chủ động và sáng tạo, tổ chức cho học sinh tích cực tự rèn luyện nhân cách, thể chất và trí tuệ, kỹ năng làm chủ cuộc sống;

V. TÀI CHÍNH, CƠ SỞ VẬT CHẤT:

1. Công tác thu chi; việc thực hiện công tác xã hội hóa:

Nhà trường thực hiện tốt các chủ trương của nhà nước, thu đúng quy định, chi tiêu rõ ràng minh bạch, công khai hàng tháng, hàng quý, theo năm học,theo năm hành chánh, thực hiện tốt chế độ miễn giảm học phí cho các đối tượng diện chích sách, hộ nghèo; ngoài ra làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục đã vận động nhân dân đóng góp xây dựng trường lớp, chăm lo cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em học tập;

Từ đầu năm học đến nay  nhà trường đã vận động chăm lo, giúp đỡ cho 245 học sinh có hoàn cảnh khó khăn với 6500 quyển tập, dụng cụ học tập, 17 xe đạp, 07 thẻ khám chữa bệnh và 12 xuất học bổng trị giá: 72.920.000 đồng;

Nội dung

Thu

Chi

Tồn

Ghi chú

1. Ngân sách NN, học phí

8.023.417.597

7.770.231.210

253.186.387

 

 - Ngân sách Nhà nước

7.589.185.000

7.589.185.000

0

Nhà nước cấp và thu HP theo quy định

 - Học phí

434.232.597

181.046.210

253.186.387

2. Công tác vân động XHHGD

138.085.000

113.226.000

24.859.000

 

 - Kinh phí hoạt động CMHS

62.165.000

37.306.000

24.859.000

Vận động thu bằng tiền và hiện vật

 - Kinh phí hỗ trợ cơ sở vật chất

75.920.000

75.920.000

0

  1. 2.     Cơ sở vật chất:                                                                           

Trường có khuôn viên với diện tích 19.178 m­2­­. Với 26 phòng học, 34 phòng chức năng, Bàn ghế giáo viên: 30 bộ, học sinh: 760 bộ, Đã lắp đặt được hệ thống Camara nhằm bảo vệ tài sản của nhà trường và theo dõi nề nếp học sinh;  Trồng thêm được 10 cây kè bạc, 6 cây xà cừ, 30 cây bông giấy và cây nguyệt quế;  Sắp xếp lại bàn ghế các phòng chức năng, phòng sinh hoạt tổ chuyên môn. Sửa chữa bàn ghế hư hỏng cho các phòng học, sửa hệ thống quạt, màng che cửa cho học sinh;  Xây dựng mới 2 nhà xe cho học sinh, sửa lại các máng tiểu và máng rửa tay ở các nhà vệ sinh học sinh.

          Nhìn chung phòng học, bảng,bàn ghế cho giáo viên, học sinh đảm bảo đúng theo quy định, phục vụ tốt cho việc  học tập và làm việc; Việc sử dụng các thiết bị văn phòng, mạng internet , trang website đã đáp ứng được trong việc quản lý và dạy học, tạo điều kiện thuận lợi cho các thầy cô giáo trong giảng dạy, giúp các em học sinh có điều kiện học tập tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; được tổ chức sử dụng, bảo quản tốt.

3. Thư viện:

Thư viện được bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo hằng năm, hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet và website của nhà trường đáp ứng yêu cầu dạy, học và quản lý nhà trường. 

Sách giáo viên: 1.818 quyển, sách học sinh: 11.230 quyển, sách tham khảo: 3.957 quyển, Sách thiếu nhi: 1034 quyển, Tạp chí: 1.154 quyển. Tổng cộng: 19.193 quyển, bình quân 10,94 quyển/1 học sinh; số lượt học sinh đọc sách: 4.831 lượt và 381 lượt  giáo viên;

Các giải pháp tiếp theo nhà trường tích cực bảo quản, quản lý tốt cơ sở vật chất và đề xuất với PGD-ĐT bổ sung sách, báo, tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh, xây dựng thư viện đạt chuẩn vào năm 2016.

4. Công tác xây dựng trường xanh, sạch, đẹp, an toàn:

Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tiếp tục được nhà trường triển khai thực hiện sâu rộng. đã xây dựng các giải pháp thực hiện như: phát động “Tuần lễ không rác”, duy trì thực hiện Cổng trường em sạch đẹp, an toàn”…

Việc chăm sóc cảnh quan môi trường “xanh, sạch, đẹp” được nhà trường quan tâm: đã trang bị các thùng rác xung quanh sân trường, lớp học tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh thực hiện việc giữ gìn sạch đẹp sân trường, lớp học; thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh về việc bảo vệ môi trường, xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp; tổ chức cho các em tham gia lao động chăm sóc cây xanh cây bóng mát, giữ gìn vệ sinh.. đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ, hành động của học sinh trong việc xây dựng môi trường, bảo vệ thiên nhiên, thực hiện và chấp hành nếp sống văn minh.

5. Việc quản lý, mua sắm, bảo quản và sử dụng thiết bị:

Nhà trường có đủ thiết bị tối thiểu phục vụ cho công tác dạy và học theo quy định và được bảo quản sử dụng tốt; định kỳ hàng năm được kiểm kê, sửa chữa, mua sắm bổ sung. Giáo viên thường xuyên sử dụng và sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học. Thiết bị dạy học đã góp phần quan trong trong việc năng cao chất lượng dạy học của nhà trường.

Số tiết sử dụng ĐDDH: 9898 lượt, số ĐDDH tự làm: 138; số tiết thực hành: 1085 tiết; đáp ứng cho việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy và học.

Hạn chế các trang thiết bị của các phòng chức năng còn thiếu nhiều, chưa được trang bị kịp thời, nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy và học, khả năng tiếp thu của học sinh

VI. ĐÁNH GIÁ CHUNG:

Nhà trường, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội trong nhà, hoạt động có hiệu quả; thường xuyên rà soát, đánh giá kết quả các hoạt động của từng hội đồng, ban tổ chuyên môn, về xây dựng kế hoạch phù hợp với mục tiêu giáo dục, rõ ràng, định hướng được lâu dài, đảm bảo phát triển nhà trường bền vững;

Nhà trường đã thực hiện tốt việc quản lý tài chính, tài sản, dự toán, thu chi, quyết toán và lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định; Công khai tài chính rõ ràng, minh bạch, thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính theo quy định, xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ.

 Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội; Không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực trong nhà trường.

Cán bộ giáo viên nhà trường đạt trình độ về đào tạo theo quy định. Cán bộ giáo viên làm việc khoa học, đạt hiệu quả khá tốt. Tất cả giáo viên đều được xếp loại có năng lực chuyên môn từ khá trở lên; không có cán bộ giáo viên nào vi phạm pháp luật và quy định về đạo đức nhà giáo. Đa số học sinh đều có ý thức chấp hành tốt Điều lệ trường trung học.

Trường đã trồng nhiều cây xanh, cây cảnh, đảm bảo mỹ quan và vệ sinh môi trường. Trường được xây dựng kiên cố và đúng chuẩn; phòng học và các phòng chức năng được bố trí hợp lý; Lớp học được trang bị bàn đúng quy cách, bảng chống lóa, hệ thống ánh sáng và quạt mát đảm bảo theo quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Y tế; các phòng bộ môn thí nghiệm thực hành xây dựng đúng quy cách và đảm bảo tiêu chuẩn quy định của phòng học bộ môn theo chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

Học sinh tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, nhà trường khá tốt,  trường có nhà xe, nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh đảm bảo đạt yêu cầu; Có hệ thống lọc nước sạch đúng chuẩn phục vụ học sinh; hệ thống thoát nước thải, thu gom rác đạt theo yêu cầu. 

Thư viện, thiết bị phục vụ tốt cho công tác dạy và học, được bảo quản sử dụng tốt; định kỳ hàng năm được kiểm kê, sửa chữa, mua sắm bổ sung. Thư viên và thiết bị dạy học đã góp phần quan trong trong việc năng cao chất lượng dạy học của nhà trường.

Ban đại diện cha mẹ học sinh trường trong năm qua đã thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, kết hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

     Nhà trường đã tích cực, chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường; Phối hợp tốt với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh;

     Chăm lo và hỗ trợ tốt cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc; Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng; làm khá tốt công tác tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Hoạt động giảng dạy và học tập của nhà trường có nề nếp; nhà trường đã thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các qui định chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương. Phong trào học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém luôn được duy trì tốt và có hiệu quả.Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, rèn kĩ năng sống cho học sinh. Công tác giáo dục thể chất và y tế học đường được chú trọng.

Kết quả đánh giá xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh đáp ứng được mục tiêu giáo dục và chất lượng ngày càng cao.

     Hạn chế, trình độ của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, tỷ lệ giáo viên giỏi chưa cao; Thư viện chưa đạt chuẩn theo quy định. Thiết bị phục vụ dạy và học còn thiếu chưa đáp ứng theo nhu cầu;

Một số học sinh chưa nắm vững và thực hiện chưa đúng nhiệm vụ và quyền học sinh, có học sinh vi phạm những điều học sinh không được làm theo quy định của Điều lệ trường trung học. 

 

 

 

Phần II

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ

TRỌNG TÂM HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2015 - 2016

1. Tiếp tục triển khai Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng về phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

2. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những hoạt động thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện địa phương, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.

3. Tập trung đổi mới phong cách, nâng cao hiệu quả công tác quản lý đối với các tổ chuyên môn theo hướng tăng cường phân cấp quản lí, thực hiện quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường, trách nhiệm giải trình của đơn vị, cá nhân thực hiện nhiệm vụ và chức năng giám sát của xã hội, kiểm tra của cấp trên.

4. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, đánh giá học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.

5. Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; đổi mới sinh hoạt chuyên môn; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lí, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh./.

 

Nơi nhận:                                                                           HIỆU TRƯỞNG     

- Phòng GD&ĐT (báo cáo);

- UBND thị trấn Thới Lai (báo cáo);

- BLĐ nhà trường (thực hiện);

- Tổ trưởng các tổ CM (triển khai);

- Lưu: VP.  

Về trước Gởi email cho bạn bè In ấn
Lượt xem (1733)bình luận (0) Đánh giá bài viết (4)
Tin mới hơn
Tin cũ hơn

Trường Trung Học Cơ Sở Thị Trấn Thới Lai
Điện thoại: 02923.689 369 - 02923. 681 369 - 02923 680 879
E-Mail thcsthitranthoilai@cantho.edu.vn
Website: thcs-ttthoilai-cantho-edu.vn

Thiết kế và phát triển bởi Miền Tây Net