Tổng lượt truy cập: 830466
Đang truy cập: 2
TĂNG CƯỜNG VẬN ĐỘNG HỌC SINH TÍCH CỰC THAM GIA ĐỌC SÁCH THƯ VIỆN
Theo: - Cập nhật ngày: 23/03/2012 - 10:29:59

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm :

 

TĂNG CƯỜNG VẬN ĐỘNG HỌC SINH

TÍCH CỰC THAM GIA ĐỌC SÁCH THƯ VIỆN

 

                                       Đơn vị: Trường Trung học cơ sở Thị Trấn Thới Lai

                                          Người viết : Trần Thanh Hồng

 

-------- oo0oo--------

A. MỞ ĐẦU :

1. Lý do chọn đề tài :

          1.1 - Lý luận thực tiễn

Mười năm trước đây khi công nghệ thông tin, công nghệ đại chúng chưa phát triển mạnh mẽ tôi thường bắt gặp các em học sinh rất ham mê đọc sách, có nhiều em nhịn cả tiền quà bánh bố mẹ cho để mua sách đọc, mượn được một quyển sách hay đọc đến lòi cả mắt để trả lại cho chủ đúng hẹn. Người đi tàu xe cũng cầm trên tay tờ báo hay quyển sách gì đó để đọc chờ đến nơi, đến chỗ, thì ngày nay rất hiếm, chúng ta chỉ thấy họ bận nghe nhạc hoặc buôn chuyện qua điện thoại, bận toan tính chuyện nọ kia … ít thấy một ai cầm trên tay một quyển sách hay tờ báo đọc cho đỡ sốt ruột.

Nhìn lại ngày xưa tìm một quyển sách đọc rất khó nhưng người ta lại sùng bái sách, ôm ấp sách, tôn quý sách, ngẫm lại hiện nay sách phong phú, đa dạng thì lại ít ai đọc kể cả sinh viên, học sinh cho nên cảm thấy mà chạnh lòng , vì thấy các em thờ ơ với sách, coi sách là thứ tội nợ, là cái gì kinh hãi thậm chí có nhiều em coi sách như kẻ thù đến cả sách giáo khoa cũng chẳng cần đọc tới để tìm hiểu và học tập hàng ngày.

           Đọc sách nói cho cùng bản chất của nó chính là tự học. Những quyển sách chính là người thầy, người bạn nó chứa đựng những túi khôn của nhân loại, nhưng ngày nay dường như việc đọc sách ngày càng hiếm muộn nhất là đối với học sinh

          1.2 - Lý do chọn đề tài

Là một cán bộ thư viện tôi mong muốn làm sao để học sinh trường mình yêu sách, tha thiết với việc đọc sách, coi sách như nguồn năng lượng tri thức và tinh thần bổ dưỡng như thói quen ăn uống hàng ngày là cả một vấn đề không dễ chút nào. Vì thế tôi luôn có ý kiến đề xuất hoặc kết hợp với Đoàn Đội để tìm ra những biện pháp, sáng kiến nhằm “tăng cường vận động học sinh tích cực tham gia đọc sách thư viện”

2. Mục đích nghiên cứu :

Nhìn quanh ta rất nhiều quốc gia đã tồn tại một “ngày toàn dân đọc sách”. UNESCO cũng đã quyết định và kêu gọi về một “ngày sách quốc tế” 23/4 hàng năm

“ngày đọc sách Việt Nam” chính thức xuất hiện 19/3/2010. Theo Bộ văn hóa thể thao và du lịch dự thảo đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2011 – 2020 tầm nhìn 2030 hướng tới mục tiêu chung là hình thành thói quen đọc sách trong cuộc sống học tập, lao động, sản xuất của người dân mà trước hết là học sinh. Để thực hiện chương trình “ngày hội đọc sách” của thế giới mà ngành giáo dục đã triển khai đến một số các trường năm học 2011 – 2012 mỗi trường học có cách thức tổ chức riêng nhằm đem lại hiệu quả thiết thực

3. Đối tượng nghiên cứu :

Nguyên nhân mà chúng tôi tìm hiểu hiện nay xu hướng đọc sách lệch lạc do văn hóa nghe nhìn đang có phần lấn lướt văn hóa đọc, thời gian dành cho lướt Web, chơi game, xem truyền hình của học sinh tương đối cao nên học sinh chỉ đọc những truyện tranh với nội dung đơn giản, vô bổ, thậm chí thiếu lành mạnh, ngại đọc các loại kinh điển, lí luận, đặc biệt các loại sách dày nhiều tập, nhiều chữ… Trong khi văn hóa đọc là một bộ phận của văn hóa có vai trò quan trọng trong việc hình thành tâm hồn, nhân cách, đạo đức, lối sống, góp phần bồi dưỡng, phát triển trí tuệ, kĩ năng sống của cộng đồng.

4.  Nhiệm vụ nghiên cứu :

     Văn hóa nghe nhìn có cái ưu việt của nó. Nhưng nó có những hạn chế mà không phải ai cũng lường hết. Do vậy cùng với nghe nhìn phải bổ sung bằng văn hóa đọc. Chỉ có như thế, mỗi người chúng ta, nhất là sinh viên học sinh mới có thể có chiều sâu trí tuệ, khả năng tư duy, khả năng phân tích, lĩnh hội và sáng tạo tốt được. Môi trường học tập phải là một môi trường sôi kinh nấu sử, nghĩa là sự đọc, sự học thật kiên nhẫn và đam mê của cả hai phía thầy - trò. Đọc sách là tự nghiên cứu. Do vậy khi học sinh ham mê đọc sách chắc chắn rằng việc học của các em sẽ có chiều hướng tốt vì các em có thể tiếp nhận được những áng văn hay, những câu chuyện đẹp giúp các em có ý thức hơn trong việc học tập cũng như rèn luyện nhân cách bản thân

5. Giới hạn đề tài :

Nói tóm lại chúng ta cần “tăng cường vận động học sinh tích cực tham gia đọc sách thư viện” bằng nhiều hình thức và nội dung để lôi cuốn học sinh thấy được việc đọc sách là một điều bổ ích nhất là trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan trọng, là chiếc chìa khoá vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người, là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh, sách luôn giữ một vị trí quan trọng trong việc học tập và bồi dưỡng kiến thức

6. Phương pháp nghiên cứu :

          Thống kê số liệu

7. Thời gian nghiên cứu :

           Từ đầu năm học 2011 -2012

B. NỘI DUNG :

1. Cơ sở lý luận  :

        Theo bản thân tìm hiểu vì sao học sinh quay lưng với sách nguyên nhân trước hết là thầy cô giảng dạy. Có nhiều thầy cô hiện nay rất ít đọc sách, hoặc chỉ đọc loanh quanh vài ba quyển sách dễ hiểu cốt để vận dụng vào công việc giảng dạy hằng ngày không chịu đọc rộng, đọc sách chuyên sâu, sách có hàm lượng trí tuệ cao. Đôi khi thầy cô vào thư viện chỉ mượn sách thiếu nhi, truyện tranh về để đọc cho con nghe…Thầy không đọc sách thì làm sao có khả năng phát hiện ra nhừng quyển sách hay mà chia sẻ, khích lệ học trò được, thầy phải là người truyền cho học trò tình yêu đối với sách như vậy trò không yêu sách một phần cũng là do thầy cô.

          Nguyên nhân thứ hai thuộc trạng thái xã hội. Do văn hóa nghe nhìn thời nay mang tính khoa trương, quảng cáo, dễ hiểu, dễ thỏa mãn, xem thường hàn lâm, ngại đọc cái khó hiểu, xem thường tri thức, trí thức… đã lấn át, áp đảo văn hóa đọc. Đọc tốn kém thời giờ và sức khỏe. Đọc sách là một thứ lao động cô độc. Trong khi đó văn hóa nghe nhìn vô cùng nhàn nhã, thường hợp với đám đông, lắm khi phởn chí, vừa nghe/xem vừa tán tỉnh nhau rất sung sướng.

Lý do cuối cùng là một phần phương pháp dạy và học của chúng ta. Chỉ có khi nào, người thầy có khả năng cung cấp cho học sinh toàn bộ (hoặc phần lớn) những cuốn sách có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các vấn đề thuộc về tri thức để học sinh tự tra cứu, tự xây dựng nội dung vấn đề được giao, rồi trình bày, thảo luận trên lớp ( nhất là môn Văn ) lúc đó mới hy vọng các em thấy cần đọc sách. Nhưng hỡi ôi, ai chỉ chỗ cho chúng kiếm sách ở đâu thuận tiện nhất; hoặc ai cho chúng tiền mua sách, tiền vào mạng Internet để tra cứu, in ấn. Ấy là chưa kể đến việc thầy cô phải chịu khó trong việc hướng dẫn, tổ chức thảo luận. Thấy khó khăn quá đành phải qua loa cho xong bài học

2. Những công việc thực hiện :

Để tăng cường vận động học sinh tích cực tham gia đọc sách thư viện, trường chúng tôi thường xuyên tuyên truyền vận động các em đọc sách qua tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần và cho các em kể chuyện tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc làm này vẫn chưa mang lại hiệu quả cao vì chỉ có một số ít học sinh ham học mới đến thư viện để tìm sách đọc hoặc các em chỉ chọn những quyển sách có nội dung về Bác Hồ hoặc truyện tranh để đọc tuy nhiên theo thống kê chúng tôi thấy số lượng học sinh vào thư viện đọc sách có phần tăng hơn

Tổng số học sinh của trường : 1515 em

                   Khối 6 : 469

                   Khối 7 : 399

                   Khối 8 :302

                   Khối 9 : 345

Số lượng trung bình hàng ngày các em vào thư viện trường để đọc sách trước tháng 1/2012:

 

Khối lớp

Sách Thiếu nhi

Sách tham khảo

Báo, Tạp chí …

Tổng cộng

 

SL đọc

SL đọc

SL đọc

SL đọc

Tỉ lệ %

6

12

0

3

15

3,2

7

8

0

2

10

2,5

8

5

1

6

12

4,0

9

5

2

8

15

4,3

             

 

- Nhận xét

Tuy rằng việc vận động học sinh đọc sách như biện pháp nêu trên cũng thu hút học sinh tích cực hơn trong việc vào thư viện trường để mượn sách đọc so với trước đây nhưng nhìn chung hiệu quả chưa cao chưa lôi cuốn được nhiều bạn đọc tham gia

 3.Nội dung nghiên cứu :                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                           

Để khơi dậy niềm đam mê đọc sách cho học sinh và thực hiện chương trình ngày đọc sách chúng ta cần có phong trào “đọc và làm theo sách” phải được phát động rộng rãi trong toàn thể nhà trường. Hàng tuần vào tiết sinh hoạt dưới cờ sáng, chiều thứ hai mỗi lớp cử 1 học sinh giới thiệu về cuốn sách mà mình được đọc từ 10 – 15 phút sinh hoạt đầu giờ, thi kể chuyện theo sách, trả lời theo hình thức hỏi đáp về nội dung câu chuyện cuốn sách mà các em đã được đọc. Hàng tháng có xếp loại khen thưởng…Tổ chức đọc sách trong giờ ra chơi dưới hình thức phát thanh măng non và giới thiệu tên của quyển sách đó, cung cấp sách, tạp chí cho các em đọc trong giờ trống, giờ tự quản…kết hợp với Đoàn đội lên kế hoạch có chủ đề hàng tháng như tháng 1+2 Mừng Đảng, Mừng Xuân, tháng 3 kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3 , tháng 4 giải phóng miền Nam 30/4 thống nhất đất nước….để học sinh có thể tìm những quyển sách có liên quan đến các chủ đề trong tháng để đọc

Cán bộ thư viện cũng cần xếp sách báo, tạp chí… phòng sách, phòng đọc ngăn nắp, gọn gàng ghi nội dung của các loại sách, tạp chí trên kệ để các em dễ tìm đọc như tủ sách truyện tranh, tủ sách truyện đọc, tủ sách khoa học - đời sống - xã hội, tủ sách đạo đức, mở rộng tầm nhìn mở mang kiến thức cần xem thế giới mới, muốn luyện giỏi văn xem văn học tuổi trẻ….. giới thiệu những quyển sách hay, mới mang tính giáo dục hoặc mở mang trí thức cho việc dạy và học để giáo viên – học sinh mượn đọc .

          Nhà trường cũng cần ổn định phòng đọc sách, chỗ ngồi hoặc xây dựng thư viện vườn trường tạo điều kiện để ra chơi học sinh có nơi đọc sách thoải mái nhằm lôi cuốn thêm nhiều bạn bè đọc sách đông hơn

Qua những biện pháp  nêu trên chúng tôi thấy so với trước đây số lượng học sinh tham gia vào thư viện để mượn sách đọc có phần tăng lên rõ rệt từng bước học sinh vào thư viện ngày càng đông . Hiện nay như chúng tôi được biết học sinh rất thích đọc những truyện tranh, truyện cổ tích, lịch sử.. qua những câu chuyện học sinh cũng học được nhiều điều về tình đoàn kết, lòng yêu thương, tinh thần nhân ái…Các loại tạp chí như toán tuổi trẻ , toán tuổi thơ, thiếu niên tiền phong, thiếu nhi dân tộc, tạp chí giáo dục …giúp các em hiểu biết nhiều hơn và ham đọc nhiều hơn việc làm này đã giúp học sinh từng bước làm quen với thói quen đọc sách

           Tóm lại để học sinh hình thành thói quen ham mê đọc sách cán bộ thư viện trường phải nhiệt tình làm tốt công tác nghiệp vụ của mình, phải thường xuyên mở cửa phòng thư viện để phục vụ bạn đọc Cán bộ thư viện cũng cần có thái độ vui vẻ, hòa nhã tiếp đón bạn đọc chân thành tạo điều kiện cho bạn đọc cảm thấy thoải mái vui tươi khi vào thư viện. Đồng thời phải biết phối hợp với các tổ chức trong nhà trường như đoàn đội, giám thị, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để cùng liên kết giới thiệu  những quyển sách hay, những hình ảnh đẹp trong những quyển sách, tạp chí những bài học, những tri thức mà tất cả mọi người có thể lĩnh hội để tự mình ý thức tìm đọc để học điều hay làm việc tốt theo sách, nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy của học sinh và giáo viên.

 4. Kết quả nghiên cứu

Qua việc tìm hiểu được những nguyên nhân vì sao học sinh hiện nay ít đọc sách chúng tôi đưa ra những biện pháp nêu trên đã khích lệ vận động học sinh của trường hiện nay tham gia đọc sách ngày một đông hơn nhất là giờ ra chơi 25 phút học sinh vào phòng thư viện đến nổi không có chỗ ngồi nhiều khi 3 em ngồi 2 ghế có em lại đứng đọc một cách say mê, phần lớn các em lại tìm những quyển sách được giới thiệu, được nghe đọc phát thanh, được nghe kể dưới cờ, những truyện tranh, truyện khoa học – xã hội….để đọc. Nhưng đó cũng là  một kết quả tốt cho việc tăng cường vận động học sinh tích cực tham gia đọc sách thư viện ở trường tôi

Số lượng trung bình hàng ngày các em vào thư viện trường để đọc sách tăng nhiều so với học kỳ 1:

Tổng số học sinh của trường : 1515 em

                   Khối 6 : 469

                   Khối 7 : 399

                   Khối 8 :302

                   Khối 9 : 345

 

 

Khối lớp

Sách Thiếu nhi

Sách tham khảo

Báo, Tạp chí …

Tổng cộng

 

SL đọc

SL đọc

SL đọc

SL đọc

Tỉ lệ %

6

30

5

5

40

8,5

7

18

6

11

35

8,8

8

15

8

17

40

13,2

9

8

10

27

45

13,0

             

 

5. Kết luận

            Nhờ sự lãnh đạo của Ban giám hiệu trường chỉ đạo thực hiện chương trình “ngày hội đọc sách” của thế giới mà ngành giáo dục đã triển khai, nhờ sự kết hợp của Tổng phụ trách, Đoàn Đội, giám thị, sự nhiệt tình của giáo viên thư viện, thư viện trường luôn mở cửa tiếp nhận bạn đọc suốt tuần sáng, chiều, tập thể giáo viên liên kết thực hiện “ngày đọc sách Việt Nam” theo Bộ văn hóa thể thao và du lịch dự thảo đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2011 – 2020,  Hội cha mẹ học sinh quan tâm hỗ trợ kinh phí mua thêm sách truyện bổ sung cho kho sách thư viện trường, học sinh có nhận thức thấy được ích lợi của việc đọc sách  

          Động cơ đam mê đọc sách là yếu tố quan trọng, thúc đẩy, kích thích người học chủ động học tập.. Do đó cần có sự tác động tạo động cơ cho học sinh đam mê đọc sách là một việc làm vô cùng có ý nghĩa, cần được quan tâm đúng mức và thường xuyên. Trên đây là một số biện pháp tôi đã làm trong thời gian qua và thấy có nhiều tiến triển

Trong việc“tăng cường vận động học sinh tích cực tham gia đọc sách thư viện”

 Tôi rất mong nhận được sự ủng hộ đóng góp ý kiến để đề tài này ngày càng hoàn thiện.

           - Đề xuất                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   

Tiếc rằng điều kiện trường tôi cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, thiếu phòng đọc, nếu điều kiện tốt hơn chúng tôi áp dụng các biện pháp nêu trên học sinh sẽ tham gia đọc sách rất nhiều và lôi cuốn thêm bạn đọc ngày càng đông hơn nhằm tiến tới mục tiêu hình thành thói quen đọc sách và thực hiện chương trình “ngày hội đọc sách”của thế giới mà ngành giáo dục đã triển khai. Bên cạnh đó lãnh đạo trường cũng cần xem xét để phân công cán bộ làm công tác thư viện cần phải nhiệt tình, yêu sách, cần cù siêng năng không ngại khó chấp nhận công việc lâu dài thì mới quản lý tốt kho sách và hoàn thành nhiệm vụ nghiệp vụ thư viện được giao

 

                                                                            Thị trấn Thới Lai, Ngày 16 tháng 3 năm 2012

Đánh giá của Hội đồng khoa học

Trường THCS Thị Trấn Thới Lai                                                                 Người viết

 

 

 

                                                                                                                     Trần Thanh Hồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Về trước Gởi email cho bạn bè In ấn
Lượt xem (2456)bình luận (0) Đánh giá bài viết (4)
Tin mới hơn
Tin cũ hơn

Trường Trung Học Cơ Sở Thị Trấn Thới Lai
Điện thoại: 02923.689 369 - 02923. 681 369 - 02923 680 879
E-Mail thcsthitranthoilai@cantho.edu.vn
Website: thcs-ttthoilai-cantho-edu.vn

Thiết kế và phát triển bởi Miền Tây Net