Tổng lượt truy cập: 830075
Đang truy cập: 4
Số: 1351/ SGDĐT- GDTrH V/v hướng dẫn giảng dạy ngoại ngữ THCS, THPT năm học 2011 - 2012
Theo: - Cập nhật ngày: 31/01/2012 - 09:08:01

UBND TP CẦN THƠ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

 

Số: 1351/ SGDĐT- GDTrH

V/v  hướng dẫn giảng dạy ngoại ngữ

THCS, THPT năm học 2011 - 2012

 

                         Cần thơ, ngày 16 tháng 8 năm 2011

 

                     Kính gửi :

-         Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện ;

-         Các trường THPT trực thuộc.

 

Để thực hiện tốt yêu cầu củng cố, nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh và tiếng Pháp trong tường Phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ đề nghị các trường trung học cơ sở ( THCS) và trung học phổ thông (THPT) trong thành phố thực hiện tốt các hướng dẫn sau:

  1. A.     CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Nâng cao hiệu quả đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, dạy học phân hóa trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông. Triển khai việc xây dựng và sử dụng ma trận đề của bộ môn tiếng Anh trong toàn mạng lưới.

2. Tổ chức khảo sát năng lực giáo viên tiếng Anh theo công văn số 3051/BGDĐT-ĐANN.

3. Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cấp THCS và THPT theo công văn số 31/2011/TT- BGDĐT.

4. Triển khai thí điểm chương trình GDPT Tiếng Anh theo Đề án “ Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” cho học sinh lớp 6 vào đầu năm học 2012-2013.

5. Xây dựng chương trình dạy môn tiếng Anh có tính hệ thống từ lớp 10, 11, 12.

6. Tuyên truyền và khuyến khích học sinh tham gia kì thi Olympic tiếng Anh trên Internet do Bộ Giáo dục tổ chức.

7. Tham gia thực hiện tốt dự án Access English của hôi đồng tiếng Anh kết hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDĐT).

B. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ

         1. Về thực hiện phân phối chương trình, soạn giảng :

               1.1. Phân phối chương trình (PPCT)

                Căn cứ vào tinh thần công văn số 5358/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2011-2012 của BGDĐT, tổ ngoại ngữ ở các trường, hoặc bộ phận chuyên môn của phòng GDĐT chủ động xây dựng kế hoạch dạy học, chương trình chi tiết theo khung thời gian 37 tuần thực học ( học kỳ I : 19 tuần, học kỳ II : 18 tuần), phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, trên cơ sở đảm bảo đầy đủ lượng kiến thức trong từng bài, tính hợp lí giữa các phần, có đủ thời gian dành cho luyện tập, bài tập, ôn tập và kiểm tra định kì, và tuyệt đối không được cắt xén chương trình.

                Những điều chỉnh khác so với PPCT trước đây phải được ghi vào biên bản, được sự thống nhất của nhà trường và gởi về chuyên viên phụ trách theo địa chỉ email: congtriet@cantho.edu.vn

               1.2. Soạn giảng:

                Việc soạn giảng giáo án cần dự trên lượng kiến thức tối thiểu cần đạt được trong tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng và sách hướng dẫn giáo viên. Đối với những lớp khá giỏi giáo viên có thể nâng chuẩn và bổ sung một vài điểm nào đó trong giáo án. Cần bổ sung hai cột cần có trong giáo án: Timing ( thời gian cho từng phần hoặc hoạt động) và Rationale (nêu ý đồ về phương pháp).

2. Về thực hiện đổi mới phương pháp dạy học :

     2.1. Cần lưu ý sách giáo khoa môn tiếng Anh được biên soạn theo từng hướng giao tiếp ( Communicative Language Teaching – CLT), vì thế giáo viên cần phát huy, thiết kế các hoạt động khuyến khích học sinh làm việc theo cặp và nhóm. Chú trọng phát triển các kỹ năng nghe nói. Việc dạy ngữ pháp cần dựa trên tình huống, ngữ cảnh. Đối với đối tượng học sinh yếu, tránh khai thác sâu, không cần thiết những hiện tượng ngữ pháp khó hoặc ngoài chương trình.

     2.2. Chú ý xác định đúng mục tiêu yêu cầu của bài giảng (objective) để tiến hành bài giảng đúng trọng tâm. Cần cân nhắc, kết hợp một cách hợp lí việc sử dụng CNTT vào bài giảng. Tránh lạm dụng CNTT, các “game”, làm “loãng” và “lệch” trọng tâm bài dạy.

     2.3. Áp dụng dạy từ vựng theo cụm (collocations), sơ đồ tư duy ( Mindmap) để ôn tập từ vựng theo chủ điểm từng bài.

     2.4. Tổ chuyên môn thực hiện ít nhất một chuyên đề liên quan đến việc giảng dạy tiếng Anh hoặc Pháp tại cơ sở. Giáo viên phải sử dụng tiếng Anh ( hoặc tiếng Pháp) trong các tình huống giao tiếp, hướng dẫn thông dụng trong lớp học ( classroom instructions).

                 2.5. Đối với môn tiếng Pháp: Triển khai thực hiện Quyết định 4113/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc phê duyệt kế hoạch giáo dục áp dụng cho Chương trình song ngữ tiếng Pháp và môn tiếng Pháp ngoại ngữ 2 và Công văn số3034/ BGDĐT-GDTrH ngày 01/6/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình song ngữ tiếng Pháp.

3. Về đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh:

     3.1. Căn cứ vào hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra ban hành theo Công văn số 8773/ BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GDĐT, các tổ chuyên môn tiếng Anh tiếp tục tổ chức hướng dẫn cho giáo viên trong tổ bộ môn về kĩ năng ra đề, soạn đáp án và chấm bài thi, kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông; thực hiện biên soạn đề kiểm tra theo hướng đảm bảo mức độ nhận biết, tăng cường mức độ thông hiểu và vận dụng. Với các đề kiểm tra cuối học kì, cuối năm, thi tốt nghiệp THPT dành tối thiểu 50% thời gian làm bài cho các nội dung thông hiểu, vận dụng.

      Tiếp tục duy trì và phát triển hai công cụ góp phần vào việc kiểm tra đánh giá là: dạng thức đề (format) và ma trận đề (TOS). Triển khai việc xây dựng và sử dụng ma trận đề của bộ môn tiếng Anh trong toàn mạng lưới, đặc biệt chú ý các phần: test items, subskill, thinking levels.

     3.2. Mỗi trường thống nhất format đề kiểm tra 1 tiết và học kì cho từng khối lớp có ghi biên bản vào sổ hợp nhóm, tổ và công bố rộng rãi cho học sinh biết. Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận trong biên soạn đề kiểm tra.

Đối với cấp THCS: thời lượng đề kiểm tra học kì cho khối lớp 9 là 60 phút theo format đề đã quy định.

Đối với cấp THPT : Theo tiêu chí của bài kiểm tr mẫu trong chuẩn kiến thức của Bộ GD&ĐT, bài kiểm tra 1 tiết các khối 10,11,12 và kiểm tra học kì cho khối lớp 10,11 phải được biên soạn theo tỉ lệ 60% trắc nghiệm và 40% tự luận. Riêng khối 12 các đề kiểm tra giữa kì, học kì do sở GD&ĐT ra đề sẽ là 100% trắc nghiệm theo format đề đã gởi cho các trường, để học sinh làm quen với cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT.

                 3.3. Tài liệu kiểm tra sưu tầm từ mạng Internet hoặc các nguôn khác cần đuợc xem xét về nội dung, độ chính xác, cấp độ câu hỏi trước khi sử dụng.

                 3.4. Có cột điểm kiểm tra cho hai kỹ năng nghe và nói. Đối với phần nghe, khuyến khích giáo viên sử dụng các nguồn tài liệu nghe khác nhau với giọng đọc của người bản xứ, có nội dung phù hợp với chủ điểm đang dạy phù hợp trình độ học sinh.

            4. Về tiếng Anh tăng cường:

                        Tiếp tục duy trì mở rộng tiếng Anh tăng cường ở bậc THCS theo bộ giáo trình “KnowHow”. Khuyến khích các PGD, các trường THPT có điều kiện thực hiện thí điểm tiếng Anh tăng cường. Sở GD&ĐT đề nghị BGH và tổ chuyên môn các trường tuyển chọn giáo viên có năng lực giảng dạy tốt đảm nhiệm các lớp tiếng Anh tăng cường nói trên.

            5. Riêng việc dạy tiếng Anh ở trường chuyên:

                        5.1. Riêng việc dạy tiếng Anh ở trường chuyên Lý Tự Trọng, cần xây dựng hệ thống giáo trình bồi dưỡng học sinh chuyên Anh mang tính hệ thống, liên tục và hợp lí từ lớp 10, 11, 12. Trong việc xây dựng chương trình, tổ ngoại ngữ trường chuyên LTT cần tham khảo các bài tham luận về dạy và học tiếng Anh của các trường bạn trong khóa bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các trường chuyên ngày 24/7/2011tại thành phố Hồ Chí Minh.

                        5.2. Áp dụng hình thức kiểm tra nói theo chủ đề, tham khảo hình thức kiểm tra nói của chương trình PET và FCE, nhằm đáp ứng kỳ thi HSGQG năm học 2011-2012.

            6. Về việc tổ chức mạng lưới tiếng Anh và Pháp:

                        6.1. Bổ sung lực lượng giáo viên cốt cán vào mạng lưới chuyên môn và hội đồng bộ môn. Giới thiệu những giáo viên năng nổ, yêu nghề và có uy tính giảng dạy vào mạng lưới thanh tra chuyên môn.

                        6.2. Đối với các phòng GDĐT cần sử dụng tốt nguồn giáo viên tiếng Anh đã được cử đi đào tạo chương trình mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, đồng thời giới thiệu những giáo viên nhiệt tình, có trình đọ chuyên môn vững vàng, có tham gia đầy đủ các khóa bồi dưỡng, tập huấn kiến thức mới, vào mạng lưới thanh tra tại cơ sở.

            7. Tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu Đề án ngoại ngữ 2020:

             Căn cứ công văn số 3051/BGDĐT-ĐANN ngày 9/5/2011 về việc báo cáo thực hiện Quyết định 1400/QĐ-TTg, SGD đã tiến hành khảo sát trình độ giáo viên tiếng Anh THCS và THPT cấp học và báo kết quả về Bộ theo yêu cầu của BGD. Đồng thời qua kết quả khảo sát , lập lộ trình cho chương trình bồi dưỡng cho giáo viên thi đạt chuẩn theo khung tham chiếu Châu Âu do BGD ban hành. Vì vậy các giáo viên cần có ý thức luôn trao dồi nâng cao trình độ để áp ứng yêu cầu đề án ngoại ngữ 2020.

            Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị thực hiện đúng tinh thần công văn này

 

Nơi nhận:                                                                                              KT. GIÁM ĐỐC

- Như trên (để thự hiện)                                                  PHÓ GIÁM ĐÔC

- BGD (để báo cáo)                                                                                              

- Lưu VP, GDTrH.                                                             ( Đã Ký)

 

                                                                                     Nguyễn Quí Đôn 

 

Về trước Gởi email cho bạn bè In ấn
Lượt xem (2336)bình luận (0) Đánh giá bài viết (4)
Tin mới hơn
Tin cũ hơn

Trường Trung Học Cơ Sở Thị Trấn Thới Lai
Điện thoại: 02923.689 369 - 02923. 681 369 - 02923 680 879
E-Mail thcsthitranthoilai@cantho.edu.vn
Website: thcs-ttthoilai-cantho-edu.vn

Thiết kế và phát triển bởi Miền Tây Net