Tổng lượt truy cập: 830151
Đang truy cập: 3
Nhìn lai việc thi cữ xưa và nay
Theo: Tuyển chọn và biên soạn: Trần Thanh Hồng - Cập nhật ngày: 21/12/2011 - 15:08:50

Ở thời vua Lê Thánh Tông (1469 – 1497) ông là một vị vua anh minh, tài đức, văn võ kiêm toàn, ông xây dựng nước Đại Việt trở thành một quốc gia cường thịnh khiến nước lớn nể trọng, nước nhỏ thuần phục. Đại Việt trở thành một nước có uy tín cao trong khu vực thời bấy giờ.

          Là một nhà thơ nổi tiếng được lịch sử ca ngợi là một minh quân có công chấn hưng nền văn hóa, coi trọng việc học hành, thi cử, kén chọn hiền tài phụng sự tổ quốc theo những chuẩn mực mới, trước hết là coi trọng đạo đức làm đầu.

          Thời bấy giờ nhà vua đã cho lập hồ sơ lý lịch xác nhận tư cách, đạo đức của những thí sinh trước khi đi thi nhằm loại ngay từ đầu những người kém đức độ, theo ông những người thiếu đức chỉ mong cầu vinh, nếu để lọt vào chốn quan trường trị dân mà không có đức thì sẽ có hại cho nước, cho dân. Quan điểm này rất đúng đắn, thiết thực. Bác Hồ cũng từng dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”.

          Việc thi cử dưới thời Lê Thánh Tông được lịch sử đánh giá là nghiêm túc, hiệu quả và khoa học vào bậc nhất trong suốt thời gian 947 năm lịch sử khoa cử thời phong kiến Việt Nam kể từ khoa thi đầu tiên 1072 dưới triều Lý đến khoa thi cuối cùng dưới triều Nguyễn 1919.        

38

 

          Nhìn lại lịch sử “ôn cố tri tân”, đúc rút học tập cái hay, cái tốt của các bậc minh quân, tiền bối về việc học hành thi cử xưa, bồi bổ nhân tài cho sự nghiệp phát triển đất nước hiện nay thiết nghĩ là một việt làm rất cần thiết.

          Dân tộc ta vốn có truyền thống hiếu học, thế nhưng “Học để làm gì ?” là một câu hỏi vẫn còn là nổi bâng khuâng của không ít người và lại có nhiều cách trả lời khác nhau.

          Có người cho rằng được học hành là một hạnh phúc lớn lao “ Thương con cho bạc cho tiền, không bằng cho bút cho nghiên học hành”. Học là một hành trình không có điểm dừng vì bể học vô bờ.

          Giáo dục học vấn cũng là nhân tố quan trọng để xây dựng quốc gia văn minh, giàu đẹp như Hoàng đế Quang Trung quan niệm: “Dựng nước lấy việc học làm đầu. Muốn thịnh ta lấy nhân tài làm gốc”. Học giả Thân Nhân Trung cũng có một câu nổi tiếng: “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Bác Hồ cũng viết: “ Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”

          Từ mỗi cá nhân biết coi trong việc học, chăm lo việc học, biết xác định đúng mục đích của việc học thì mới đem lại kết quả mong muốn.

          Việc học ở thời đại văn minh ngày nay có ý nghĩa rộng lớn được tổ chức giáo dục khoa học văn hóa được UNESCO xác định: “ Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tồn tại”.

 

 

          Ở nước ta ngày nay con cái được đi học là niềm vui chung của các bậc làm cha, làm mẹ. Tuy nhiên nói đến việc học là nỗi lo cho những gia đình đông con bởi vì ngoài học phí còn phải lo tiền sách vở, quần áo…Đây là một khoản không nhỏ so với các gia đình công chức đó là chưa kể đến việc con em họ phải học ở bậc đại học.

          Trong thời gian gần đây một số ít hoc sinh, sinh viên đạo đức tác phong không tốt, đánh nhau, vi phạm pháp luật…Truyền thống “ Tôn sư trọng đạo”, “Tiên học lễ, hậu học văn”.  đang được  người Việt Nam  hết sức quan tâm . Thực tế một học sinh dù học giỏi đến đâu mà thiếu đạo đức cũng trở thành người vô dụng. Tệ hại hơn là có tài mà không có đức thì các em có thể dùng trí tuệ của mình để làm hại người khác với mức độ nguy hiểm hơn một người ít học.

          Khi nói về mục tiêu giáo dục Bác Hồ đã căn dặn: “ Trách nhiệm của người thầy không phải là gõ đầu trẻ để kiếm cơm” mà phải chăm lo, dạy dỗ, đào tạo các em thành người công dân tốt, người lao động tốt, người cán bộ tốt, người chiến sĩ tốt, trung với nước, hiếu với dân, có lòng yêu nước nồng nàn, có đạo đức trong sáng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có tri thức và sức khỏe để phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân làm cho dân giàu nước mạnh.

          Thiết nghĩ nếu thực hiện theo lời Bác dạy thì rõ ràng việc học hành và thi cử ngày nay cũng như ngày xưa vẫn kế thừa và kế thừa…

 

Về trước Gởi email cho bạn bè In ấn
Lượt xem (1922)bình luận (0) Đánh giá bài viết (5)
Tin mới hơn

Trường Trung Học Cơ Sở Thị Trấn Thới Lai
Điện thoại: 02923.689 369 - 02923. 681 369 - 02923 680 879
E-Mail thcsthitranthoilai@cantho.edu.vn
Website: thcs-ttthoilai-cantho-edu.vn

Thiết kế và phát triển bởi Miền Tây Net