Trường Trung Học Cơ Sở Thị Trấn Thới Lai
Tổng lượt truy cập: 956993
Đang truy cập: 78
Báo cáo tổng kết năm học 2013-2014
Theo: - Cập nhật ngày: 03/06/2014 - 09:18:48

PHÒNG GIÁO DỤC THỚI LAI


TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN THỚI LAI

 


Số:      /BC-THCS 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


Thị trấn Thới Lai, ngày 26 tháng 05 năm 2014


 

BÁO CÁO


TỔNG KẾT THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2013 - 2014


VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2014 - 2015


 

 

Căn cứ vào công văn số: 1550/SGDĐT-GDTrH ngày 10 tháng 09 năm 2013 của Sở Giáo duc và Đào tạo Cần Thơ về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo duc trung học, năm học 2013 - 2014;

Căn cứ vào công văn số: 84/CV-PGDĐT ngày 19 tháng 09 năm 2013 của Phòng Giáo duc và Đào tạo Thới Lai về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học cơ sở năm học 2013 - 2014;

Qua một năm thực hiện nghị quyết Đại hội cán bộ công chức - viên chức, Trường THCS thị trấn Thới Lai, đánh giá thực trạng hoạt động có những thuận lợi và hạn chế như sau:

 

Phần I


KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ


  NĂM HỌC 2013 - 2014     

 

Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, UBND thị trấn Thới Lai, của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thới Lai, được sự đồng tình và ủng hộ của Ban ngành đoàn thể, có sự quan tâm của Ban đại diện Cha mẹ học sinh, của quần chúng nhân dân trong công tác xã hội hoá giáo dục, chăm lo đến đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh.

          Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ khỏe, nhiệt tình, có kinh nghiệm trong giảng dạy, biết phối hợp giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội trong việc giáo dục học sinh, có tinh thần đoàn kết nhất trí cao trong công việc.

          Thị trấn Thới Lai tiếp giáp với nhiều xã không có trường Trung học cơ sở, địa bàn lại chải rộng, hệ thống giao thông đi lại khó khăn, làm ảnh hưởng một phần trong việc huy động và duy trì sĩ số học sinh;

          Trang thiết bị nhà trường chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học;

          Mặt bằng dân trí ở địa phương chủ yếu là lao động phổ thông, một bộ phận người dân nhận thức về giáo dục chưa cao, chỉ lo làm ăn, chưa quan tâm đến học hành của con em mình còn khoán trắng cho nhà trường, là địa bàn trung tâm có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn thách thức.

I. PHÁT TRIỂN VÀ DUY TRÌ SỸ SỐ:

1. Quy mô phát triển:

Huy động được 39 lớp với: 1660 học sinh. Trong đó, khối 6: 444 học sinh; khối 7: 478 học sinh; khối 8: 411 học sinh; khối 9: 327 học sinh.

Học sinh nữ: 790, Tỷ lệ: 47,6%; học sinh diện chính sách xã hội: 262, chiếm tỷ lệ: 15,8%;

2. Học sinh bỏ học:

Số học sinh bỏ học so với đầu năm: 16 học sinh, tỷ lệ: 0,96%. Trong đó, khối 6: 06 học sinh; khối 7: 05 học sinh; khối 8: 03 học sinh; khối 9: 02 học sinh.

Số học sinh chuyển đi: 34; số học sinh bệnh được bảo lưu kết quả học tập: 06 học sinh.

Nguyên nhân học sinh bỏ học: Xa trường đi lại khó khăn, gia đình khó khăn, học lực yếu kém, ham chơi...

II. VIỆC ƯU TIÊN CHO CÁC LỚP ĐẦU CẤP:

1. Những công việc cụ thể đơn vị đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện:

Huy động được 444 học sinh lớp 5 vào lớp 6, đạt tỷ lệ 100%. Nhà trường đã tiến hành khảo sát, phân loại học sinh lớp 6 thành lập được hai lớp chọn 85 học sinh, một lớp tiếng anh thí điểm có 44 học sinh, phân công giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống, giúp các em làm quen với trường mới, bạn bè, thầy cô;

2. Kết quả:

+ Về Đạo đức: Tốt: 76,81%; Khá: 18,50%; Trung bình: 4,68%; Yếu, kém: 0% (So với cùng kỳ năm qua tốt, khá tăng: 11,2%)

+ Về Học lực: Giỏi: 17,33%; Khá: 47,78%; Trung bình: 32,79%; Yếu, kém: 2,1% (So với cùng kỳ năm qua giỏi, khá tăng: 7,8%)

3. Đánh giá hiệu quả, ưu điểm, hạn chế:

Nhà trường đã quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học ngay từ lớp đầu cấp, tạo nền kiến thức cơ bản cho học sinh, học các năm tiếp theo; nhìn chung chất lượng lớp đầu cấp đảm bảo theo yêu cầu đề ra;

Biên chế lớp quá cao, bình quân có từ 44-45HS/lớp, giáo viên khó bao quát đến từng đối tượng học sinh, kiến thức đầu vào của học sinh không đồng đều, do vậy cũng làm ảnh hưởng đến kết quả chung.


III. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC:

1. Thực hiện chương trình, nề nếp chuyên môn:

Nhà trường đã xây dựng quy chế chuyên môn, nội quy học sinh và nội quy cơ quan, được triển khai thực hiện ngay từ đầu năm học, tạo được nề nếp dạy và học;

Chỉ đạo tốt việc thực hiện chương trình các môn học; xây dựng các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục; tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông; thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong một số môn học; thực hiện tích hợp một số nội dung các môn học theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

Nhìn chung giáo viên dạy đúng, đủ theo chương trình và thực hiện phần giảm tải do BGD ĐT quy định, giáo viên thực hiện tốt các loại hồ sơ theo quy định của chuyên môn; 100% giáo viên thực hiện đúng quy chế chuyên môn, soạn giảng đầy đủ trước khi lên lớp, tổ chuyên môn ký duyệt 01ần/tháng, Ban giám hiệu ký duyệt 01 lần/học kỳ.

2. Đổi mới các hoạt động giáo dục:

Nhà trường đã tập trung đổi mới các hoạt động giáo dục như: Chỉ đạo ban tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện và vận dụng việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và đổi mới kiểm tra, đánh giá (KTĐG) kết quả học tập của học sinh; tăng cường quản lý, thanh kiểm tra việc đổi mới PPDH, KTĐG trong nhà trường;

Xây dựng mô hình tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn đổi mới PPDH, KTĐG tích cực và hiệu quả; chỉ đạo giáo viên dạy học phân hóa theo năng lực học sinh; đặc biệt ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới dạy học; tổ chức dạy học thông qua di sản, phương pháp bàn tay nặn bột...

Trong năm đã mở được 13 chuyên đề về đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học, có 260 lượt cán bộ giáo viên tham dự.

3. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua, các biện pháp quản lý và giáo dục đạo đức, nhân cách, giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh:

         Nhà trường đã thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua do Bộ GDĐT phát động; xây dựng được tiêu chí đánh giá thi đua trong giáo viên, từ đó đánh giá đúng thực chất các phong trào thi đua, khắc phục dần bệnh thành tích trong giáo dục;

Đã hưởng ứng tốt các cuộc thi do Bộ GDĐT phát động như: Cuộc thi giải toán trên mạng internet; thi tiếng Anh trên mạng internet; thi giải toán bằng máy tính cầm tay; thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tiễn đối với học sinh; thi dạy học theo chủ đề tích hợp đối với giáo viên;

Công tác giáo dục truyền thống dân tộc và lý tưởng cách mạng luôn được nhà trường quan tâm đẩy mạnh, đã thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, nhiều loại hình đa dạng như sinh hoạt dưới cờ, tổ chức hội thi, hội trại truyền thống, sinh hoạt chủ điểm gắn với các ngày truyền thống như ngày Nhà giáo VN 20/11, ngày thành lập QĐNDVN 22/12…

Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức trong học sinh thông qua các môn học lịch sử, giáo dục công dân, các buổi sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt dưới cờ, tổ chức cho học sinh nhận chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa, di tích cách mạng ở địa phương góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn;

Chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, nội dung trong lễ chào cờ và sinh hoạt đầu tuần, tất cả hướng về Trường Sa, nhằm giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh, thông qua hành động nghiêm trang chào lá cờ tổ quốc và hát quốc ca, học sinh thể hiện lòng yêu nước và trách nhiệm, nghĩa vụ đối với tổ quốc của mình.

- Chất lượng hiệu quả công tác giáo viên chủ nhiệm lớp;

          + Lớp xếp loại Xuất sắc: 11 đạt tỷ lệ 28,2%; Tiên tiến: 18 đạt tỷ lệ 46,2%; Trung bình: 07 đạt tỷ lệ 17,9%; Yếu: 03 tỷ lệ: 7,7%

          + Giáo viên chủ nhiệm xuất sắc: 10 đạt tỷ lệ 25,6%; Giỏi: 14 đạt tỷ lệ 35,9%; Khá: 12 đạt tỷ lệ: 30,8%; Trung bình: 03 đạt tỷ lệ 7,7%.

- Kết quả công tác giáo dục đạo đức học sinh;


Khối

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

TL, %

SL

TL, %

SL

TL, %

SL

TL, %

6

328

76,81

79

18,50

20

4,68

0

0,00

7

360

78,26

94

20,43

6

1,30

0

0,00

8

280

70,53

85

21,41

32

8,06

0

0,00

9

258

80,63

56

17,50

6

1,88

0

0,00

Cộng

1.226

76,43

314

19,58

64

3,99

0

0,00



- Đánh giá hiệu quả công tác giáo dục quản lý học sinh, ưu điểm, hạn chế.

Nhà trường đã làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện cho học sinh có ý thức kỷ luật cao, thực hiện nghiêm túc nội quy trường lớp, tổ chức tốt các buổi sinh hoạt nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh;

     Đoàn đội, tổ tư vấn giáo dục, giáo viên chủ nhiệm đã thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc giáo dục đạo đức học sinh, giúp cho học sinh thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình và các hành vi học sinh không được làm; nhìn chung học sinh chấp hành tốt nội quy, quy định của nhà trường, chấp hành tốt quy tắc ứng xử, chấp hành an toàn giao thông...

4. Các biện pháp nâng cao chất lượng học lực của học sinh:

Nhà trường đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị để học sinh học tập, vui chơi, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của học sinh và quy định về các hành vi học sinh không được làm, học sinh được  đảm bảo các quyền theo quy định trong điều lệ trường phổ thông;

Thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bằng việc báo cáo những công việc thiết thực đã làm được của học sinh từ việc học tập những đức tính quý báu của Bác như: Cần, kiệm, liêm, chính, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm… được tổ chức hàng tuần với 56 báo cáo gương điển hình, 238 việc làm công ích của thầy cô và học sinh; phát động hoa điểm 10 và bốc thăm may mắn vào thứ hai hàng tuần, có 3.200 hoa điểm 10, 45 chiến sỹ điểm 10, 125 buổi học tập tốt, 957 tiết học tốt; thu hút 19710 lượt học sinh và giáo viên tham gia.

Xây dựng kế hoạch và các biện pháp, giúp đỡ HS học lực yếu kém, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, hạn chế học sinh lưu ban, đã mở được 4 lớp học sinh yếu với 170 học sinh tham dự, thành lập được 20 đội tuyển học sinh giỏi có 315 học sinh tham gia, phân công giáo viên có năng lực, kinh nghiệm, nhiệt tình giảng dạy; Nhìn chung chất lượng giáo dục đại trà,chất lượng tốt nghiệp, học lực, hạnh kiểm của học sinh năm sau luôn cao hơn năm trước.

- Việc đổi mới phương pháp dạy và học; đổi mới kiểm tra đánh giá;

Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên nghiêm túc chấp hành quy chế chuyên môn, xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần của nhà trường và của các tổ chuyên môn, của giáo viên theo tinh thần đổi mới quản lý giáo dục. Mọi hoạt động phải gắn kết với yêu cầu thực hiện có hiệu quả các chủ trương lớn trong toàn ngành như: Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn kết với cuộc vận động Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo và phong trào thi đua Xây dựng tờng học thân thiện, học sinh tích cực của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Qua thực tế kiểm tra, các tổ chuyên môn đều tổ chức giảng dạy nghiêm túc theo chương trình các môn học, giáo viên chủ động thực hiện đúng phân phối chương trình quy định; các nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, sinh hoạt tập thể theo các chủ đề của cấp học được tổ chức nghiêm túc. Đã tổ chức thực hiện có chất lượng nội dung giáo dục địa phương, nhiều giáo viên đã lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm trong nội dung giảng dạy ở một số các môn học như Sinh học, Vật lý, Địa lý, Công nghệ và trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Đã tổ chức các hoạt động chuyên môn thiết thực như tổ chức dự giờ, thao giảng bình chọn giáo viên dạy giỏi; ứng dụng CNTT và tăng cường thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy... nhằm chia sẻ kinh nghiệm, nhân điển hình, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, các tiết thao giảng được tổ chức chu đáo, thiết thực, được giáo viên đồng tình hưởng ứng; Thao giảng, hội giảng: 94 tiết (giỏi 86 tiết, khá 8 tiết); Dự giờ giáo viên: 1005 tiết (giỏi: 958 tiết, khá: 47 tiết); Kiểm tra HSSS CBGV: 598 lượt (tốt: 573, khá: 25); Kiểm tra chuyên đề: 65 giáo viên (tốt: 61, khá: 04); Kiểm tra toàn diện: 17 giáo viên (tốt: 16, khá: 01).

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường đã tăng cường chỉ đạo giáo viên biên soạn đề kiểm tra theo ma trận đề, đồng thời đã tổ chức chuyên đề về chuyên môn theo hướng đổi mới công tác biên soạn đề kiểm tra, góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt đối với các môn học KHXH như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân… Thông qua nhóm bộ môn và hoạt động chuyên môn đã xây dựng được hệ thống các câu hỏi dưới dạng mở, các câu hỏi khuyến khích học sinh sáng tạo trong giải quyết vấn đề, tránh học vẹt - từ chương, thuộc lòng, ghi nhớ máy móc.

- Việc chỉ đạo và tổ chức đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, nêu kết quả và đánh giá;

Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 tuần/lần, đây là dịp để giáo viên trao đổi chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học; giáo viên đã coi trọng việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, trong quá trình đổi mới giáo dục đã thúc đẩy động lực học tập của học sinh và quá trình giảng dạy của giáo viên nhằm cải tiến và nâng cao hiệu quả giáo dục; phát huy vai trò chủ động sáng tạo của học sinh. Thực hiện đổi mới đã gắn với việc khai thác, sử dụng các thiết bị trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức và kỹ năng từng bộ môn.

Nhà trường đã tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, và công tác sử dụng thiết bị dạy học của từng giáo viên; Giáo viên đã từng bước sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ một cách hiệu quả việc dạy học theo phương pháp mới, sử dụng các phần mềm dạy học và sáng tạo các phần mềm dạy học phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh của nhà trường.

- Việc tổ chức và tham gia các cuộc thi, kỳ thi, hội thi: tổ chức, kết quả, đánh giá;

Nhà trường tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện các cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn liền với triển khai nhiệm vụ năm học. Đồng thời lồng ghép với các phong trào thi đua: Hội thi giáo viên dạy giỏi, Hội thi tìm hiểu “Tiểu sử và sự nghiệp hoạt động cách mạng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Hội thi “Kể chuyện về Bác Hồ” trong buổi lễ chào cờ đầu tuần.

Tổ chức thực hiện các tiêu chí xây dựng trường chuẩn Quốc gia, trường học thân thiện, văn minh, học sinh học tập tích cực; thực hiện đạt hiệu quả cao tiết sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt tập thể, giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua các chuyên đề với nhiều hình thức, trong đó học sinh giữ vai trò chủ thể, được phát huy tích cực, tự chủ, tự giác. Qua đó đã rèn luyện được kỹ năng sống, xây dựng và hình thành tính cách con người Việt Nam giàu trí tuệ, bản lĩnh, nhân ái, đậm đà bản sắc dân tộc.

Công tác giáo dục thể chất, chăm sóc sức khỏe; đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh cũng được chú trọng;

Trường đã ký kết liên tịch với Công an thị trấn nhằm đảm bảo, giữ gìn an ninh trật tự xung quanh trường học, định kỳ đều tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm; Phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng huyện trong công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn trường học; với Trung tâm Thể dục thể thao huyện tổ chức Hội khỏe Phù Đổng và các phong trào thể dục thể thao khác nhằm tạo sân chơi bổ ích, đồng thời nâng cao thể lực cho các các em học sinh;

Đã xây dựng được trường, lớp sạch, đủ ánh sáng, thoáng mát, trồng cây xanh cây kiểng, có nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh, đủ nước sinh hoạt, nước uống hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, quan tâm chăm sóc sức khoẻ cho học sinh. Tổng số học sinh được khám bệnh trong năm: 1.628 học sinh, trong đó sức khỏe loại I: 1.125, tỷ lệ: 69,1%; loại II: 467 HS, tỷ lệ: 28,7%; loại III: 36 HS, tỷ lệ: 2,2% (trong đó bị bệnh tật khúc xạ: 09 HS, tỷ lệ: 0,6%; bệnh răng miệng: 428 HS, tỷ lệ 26,2%; bệnh ngoài da: 05 HS, tỷ lệ: 0,3%; bệnh tai mũi họng: 12 HS, tỷ lệ: 0,7%; bệnh tim mạch: 01 HS, tỷ lệ: 0,06%; bệnh hô hấp: 34 HS, tỷ lệ: 2,0%; bệnh tiêu hóa: 821 HS, tỷ lệ: 50,4%; bệnh thần kinh: 01, tỷ lệ: 0,06%) 

Tình trạng mua bán hàng rong trước cổng trường giảm rõ rệt, không còn tình trạng các phần tử xấu tụ tập gây mất an ninh trật tự, hạn chế trường hợp học sinh đánh nhau, tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường vào đầu giờ và giờ tan học.

Trường đã xây dựng nội quy, quy ước về ứng xử văn hóa cho cán bộ, giáo viên, học sinh, ở trong nhà trường, ở gia đình và ở cộng đồng. Liên hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh, nắm vững những diễn biến tâm lý, tính cách để có biện pháp hữu hiệu trong giáo dục đạo đức cho học sinh; xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động cụ thể nhằm giáo dục văn hóa học đường phù hợp với mục tiêu của nhà trường.


- Kết quả học lực của học sinh:


Khối

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu-Kém

SL

TL, %

SL

TL, %

SL

TL, %

SL

TL, %

6

74

17,33

204

47,78

140

32,79

9

2,10

7

55

11,96

213

46,30

185

40,22

7

1,52

8

77

19,40

180

45,34

139

35,01

1

0,25

9

50

15,63

139

43,44

131

40,94

0

0,00

Cộng

256

15,96

736

45,89

595

37,09

17

1,06



- Kết quả các phong trào Giáo viên giỏi, học sinh giỏi.

+ Giáo viên giỏi cấp trường: 17 giáo viên; cấp thành phố: 10 giáo viên (giải nhất: 01; giải nhì: 01); Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: 34 đề tài SKKN áp dụng bước đầu có hiệu quả, tham gia hội thi sáng tạo kỹ thuật, hội thi làm đồ dùng dạy học đạt: 10 ĐDDH.

+ Học sinh giỏi bộ môn cấp huyện: 57 HS (trong đó giải nhất: 01, giải nhì: 02, Giải ba: 07, giải khuyến khích: 02, công nhận: 45). Cấp thành phố: 24 HS (trong đó giải ba: 02, giải khuyến khích: 22)

+ Học sinh giỏi thực hành cấp huyện: 09 HS (công nhận: 09). Cấp thành phố: không

          + Văn hay chữ tốt cấp huyện đạt: 08 HS (Giải nhất: 1; giải ba: 01; giải khuyến khích: 02; công nhận: 04)

+ Tin học trẻ không chuyên cấp huyện: 02

+ Thi  tiếng anh Internet cấp huyện: 32 (Giải nhất: 2; giải nhì: 02; giải ba: 02; công nhận: 26). Cấp thành phố: 02

+ Giải toán trên Internet: 22 (giải nhất: 01, giải ba: 01, công nhận: 20)

          + Máy tính cầm tay cấp huyện đạt: 06 (Giải nhất: 01; giải khuyến khích: 01; công nhận: 04)

+ Thi nghi đức đội giỏi đạt giải nhất cấp huyện: 01 (giải nhất)

          + Điền kinh học sinh cấp huyện: 61 HC; cấp thành phố: 24 huy chương.

- Kết quả học sinh lên lớp, tốt nghiệp THCS, phổ cập THCS, Công tác tự đánh giá kiểm định CLGD, xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.

+ Học sinh được xếp loại 1604/1604 HS tỷ lệ: 100%; Giỏi 256 HS tỷ lệ: 15,96%; Học sinh tiên tiến: 736 HS, tỷ lệ: 45,89%; Học sinh được lên lớp 1587/1604, tỷ lệ: 98,9%;  Học sinh thi lại: 25, tỷ lệ: 1,55%; Ở lại lớp: 01 HS, tỷ lệ: 0,1 %;

+ Học sinh tốt nghiệp THCS: 320/320, tỷ lệ: 100%; Trong đó Giỏi: 50 HS, tỷ lệ: 15,6%; Khá 139 HS, tỷ lệ:43,4%; Trung bình 131 HS, tỷ lệ: 41%

+ Phổ cập giáo dục THCS: Kết quả kiểm tra định kỳ của SGD-ĐT thành phố Cần Thơ, Thị trấn Thới Lai tiếp tục duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS năm 2013, đối tượng trong độ tuổi 15 - 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS  451/519 đạt 86,90%

+ Công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục: Tổng số các chỉ số đạt: 101/108, tỷ lệ: 93,5%; Tổng số các tiêu chí đạt: 29/36, tỷ lệ: 80,5%; Xếp loại chung: Trường đạt cấp độ 1;

+ Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia: Tiêu chuẩn 1 về tổ chức nhà trường: Đạt; Tiêu chuẩn 2 về cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Đạt; Tiêu chuẩn 3 về chất lượng giáo dục: Đạt; Tiêu chuẩn 4 về cơ sở vật chất: Chưa đạt; Tiêu chuẩn 5 về công tác XHH GD: Đạt,

Nhìn chung hiệu quả hoạt động giáo dục của nhà trường luôn ổn định và duy trì bền vững; Tỷ lệ học sinh lên lớp luôn đạt trên 98,9%; tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 100%, tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt: 61,85%;  học sinh giỏi huyện, học sinh giỏi thành phố đạt với số lượng và chất lượng giải cao.

IV. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ:

1. Tình hình đội ngũ:

 

TS CB, GV, NV Biên chế HĐ theo NĐ 68
TS
BC
Trong đó nữ CB QL Giáo viên Nhân viên
TS Trong đó nữ Văn Sử Địa GDCD Anh Tin Toán Hóa Sinh Kỹ thuật TD Nhạc Họa TPT Phổ cập GV biệt phái Tổng số Văn thư
Bảo vệ Thư viện Y      tế Kế toán
TS BV Tạp vụ
86 82 58 2 76 53 14 4 4 4 8   11 2 4 7 6 6 2 2 1 1 1 4 1   1 1 1 3 2 1

 

 


2. Đánh giá về tư tưởng đội ngũ:

Trong năm học 2013 - 2014, đã tiến hành sơ kết cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”. Việc triển khai thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã  tác động mạnh mẽ đến đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, học sinh trong nhà trường, giúp đội ngũ nhận thức sâu sắc nội dung cơ bản, giá trị to lớn tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; việc gắn cuộc vận động với các yêu cầu đặc thù của nhà trường như: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.

Việc thực hiện đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Bác Hồ với nội dung học tập và liên hệ thể hiện cụ thể trong công việc thường ngày, trong quan hệ với nhân dân, đồng chí, đồng nghiệp… kết hợp với sinh hoạt tài liệu “Phấn đấu vượt qua khó khăn, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị”; Học tập và làm theo phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác, trong quan hệ cụ thể hàng ngày với nhân dân; vận dụng trong việc xây dựng “Cơ quan có đời sống văn hóa tốt”, “Trường học văn minh”, vận động gia đình cán bộ giáo viên, công nhân viên xây dựng “Gia đình văn hóa”;

Kết quả xét thi đua cuối năm có: 79/86 giáo viên xếp loại xuất sắc đạt tỷ lệ: 91,9%; xếp loại khá: 07, tỷ lệ: 8,1%, có: 29 Chiến sĩ thi đua cơ sở, 02 giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cấp thành phố, 35 giấy khen, bằng khen các loại.

3. Việc thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ:

Nhà trường đã tạo điều kiện để giáo viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh, đảm bảo cho giáo viên được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần theo Điều lệ trường trung học và các quy định của pháp luật.

4. Công tác bồi dưỡng đội ngũ:

Công tác bồi dưỡng đội ngũ luôn được nhà trường quan tâm, 100% giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng do huyện, Sở giáo dục tổ chức; thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, mở các chuyên đề nâng cao và đổi mới phương pháp, phát huy tính tự học, tự rèn trong cán bộ giáo viên, giáo viên đạt chuẩn trở lên: 100%, vượt chuẩn: 49,3%;

5. Việc phân công sử dụng đội ngũ; việc thực hiện nhiệm vụ, chức trách của đội ngũ giáo viên:

Nhà trường phân công sử dụng đội ngũ đảm bảo theo quy định, đúng theo chuyên môn và được bồi dưỡng về nghiệp vụ theo vị trí công việc, 100% cán bộ giáo viên, công nhân viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao và được đảm bảo các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.

6. Việc đổi mới công tác quản lý giáo dục:

Nhà trường tích cực đổi mới quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học; tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ quản lý và giáo viên tự học, tự rèn luyện, không ngừng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu hội nhập, chủ động và sáng tạo, tổ chức cho học sinh tích cực tự rèn luyện nhân cách, thể chất và trí tuệ, kỹ năng làm chủ cuộc sống;

V. TÀI CHÍNH, CƠ SỞ VẬT CHẤT:

1. Công tác thu chi; việc thực hiện công tác xã hội hóa:

Nhà trường thực hiện tốt các chủ trương của nhà nước, thu đúng quy định, chi tiêu rõ ràng minh bạch, công khai hàng tháng, hàng quý, theo năm học, thực hiện tốt chế độ miễn giảm học phí cho các đối tượng diện chích sách, hộ nghèo; ngoài ra làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục đã vận động nhân dân đóng góp xây dựng trường lớp, chăm lo cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em học tập;

Trong năm học nhà trường đã vận động chăm lo, giúp đỡ cho 365 học sinh có hoàn cảnh khó khăn với 4.200 quyển tập, dụng cụ học tập, 04 xe đạp, 10 bộ đồ đồng phục, 10 thẻ khám chữa bệnh và 29 xuất học bổng trị giá: 73.900.000 đồng;

Phong trào giáo viên nhận đỡ đầu học sinh, có 80 thầy cô giáo nhận giúp đỡ quan tâm việc học tập, lo về vật chất cho 82 học sinh có hoàn cảnh khó khan với số quà hỗ trợ đến nay 5.600.000 đồng.

Vận động xã hội hóa giáo dục, nhân dân và học sinh đóng góp, tặng cây xanh, trồng cây bóng mát, cây kiểng cho nhà trường với số lượng 32 cây các loại, 30 chậu cây kiểng, với số tiền: 20.450.000 đồng, vận động xây dựng phòng truyền thống nhà trường với số tiền: 12.000.000 đồng.


Nội dung

Thu

Chi

Tồn

Ghi chú

1. Ngân sách NN, học phí

7.572.273.991

2.615.465.439

4.113.872.135

 

 - Ngân sách Nhà nước

7.151.203.000

3.037.391.916

4.113.811.084

Nhà nước cấp và thu HP theo quy định

 - Học phí

421.070.991

421.009.940

61.051

2. Công tác vân động XHHGD

132.954.400

110.693.400

22.261.000

 

 - Kinh phí hoạt động CMHS

61.384.400

50.958.400

10.426.000

Vận động thu bằng tiền và hiện vật

 - Kinh phí hỗ trợ cơ sở vật chất

71.570.000

59.735.000

11.835.000


2. Cơ sở vật chất:

          Trường có khuôn viên với diện tích 19.178 m­2­­. Với 30 phòng học, 28 phòng chức năng, Bàn ghế giáo viên: 30 bộ, học sinh: 680 bộ, đảm bảo tốt cho việc phục vụ học tập và làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho các thầy cô giáo trong giảng dạy, giúp các em học sinh có điều kiện học tập tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; được tổ chức sử dụng, bảo quản tốt.

Các giải pháp tiếp theo nhà trường tích cực bảo quản, quản lý tốt cơ sở vật chất và đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo Thới Lai, cấp thêm các trang thiết bị các phòng chức năng để nhà trường xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia vào năm 2015.

3. Thư viện:

Thư viện được bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo hằng năm, hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet và website của nhà trường đáp ứng yêu cầu dạy, học và quản lý nhà trường. 

Sách giáo viên: 1.579 quyển, sách học sinh: 11.402 quyển, sách tham khảo: 3.597 quyển, Sách thiếu nhi: 917 quyển, Tạp chí: 1.003 quyển. Tổng cộng: 17.481 quyển, bình quân 10,8 quyển/1 học sinh; số lượt học sinh đọc sách: 9.099 lượt và 481 lượt  giáo viên; trong năm đã trích kinh phí bổ sung cho hoạt động mua thêm sách là 909.200 đồng.

Các giải pháp tiếp theo nhà trường tích cực bảo quản, quản lý tốt cơ sở vật chất và đề xuất với PGD-ĐT bổ sung sách, báo, tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh, xây dựng thư viện đạt chuẩn vào năm 2015.

4. Công tác xây dựng trường xanh, sạch, đẹp, an toàn:

Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tiếp tục được nhà trường triển khai thực hiện sâu rộng. đã xây dựng các giải pháp thực hiện như: phát động “Tuần lễ không rác”, duy trì thực hiện Cổng trường em sạch đẹp, an toàn”…

Việc chăm sóc cảnh quan môi trường “xanh, sạch, đẹp” được nhà trường quan tâm: đã trang bị các thùng rác xung quanh sân trường, lớp học tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh thực hiện việc giữ gìn sạch đẹp sân trường, lớp học;

Đã trồng mới 508 cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây hoa kiểng, cây chậu kiểng (Lộc vừng: 04; Mai vàng: 04; Cau: 107; cây Xanh: 155; cây xà cừ: 30; Bằng lăng: 40; Phượng: 32; Sộp: 04, Tùng: 02; Keo lai: 80; Sao: 50) trong khung viên nhà trường, thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh về việc bảo vệ môi trường, xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp; qua phong trào trồng cây được phát động và thực hiện đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ, hành động của học sinh trong việc xây dựng môi trường, bảo vệ thiên nhiên, thực hiện và chấp hành nếp sống văn minh.

Các giải pháp tiếp theo tiếp tục thực hiện tốt phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp” vệ sinh môi trường và tạo cảnh quan sư phạm, trang trí phòng lớp, vệ sinh khuông viên, trồng cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây hoa kiểng làm cho trường ngày càng xanh, sạch, đẹp.

5. Việc quản lý, mua sắm, bảo quản và sử dụng thiết bị:

Thiết bị dạy học góp phần giúp giáo viên sử dụng để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh; đồng thời là nguồn tri thức, là phương tiện giúp học sinh lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu dạy học “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” do vậy trong thời gian qua nhà trường đã tăng cường quản lý, mua sắm trang thiết bị dạy học để phục vụ tốt cho công tác dạy và học;

Nhà trường có đủ thiết bị tối thiểu phục vụ cho công tác dạy và học theo quy định và được bảo quản sử dụng tốt; định kỳ hàng năm được kiểm kê, sửa chữa, mua sắm bổ sung. Giáo viên thường xuyên sử dụng và sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học. Thiết bị dạy học đã góp phần quan trong trong việc năng cao chất lượng dạy học của nhà trường.

Số tiết sử dụng ĐDDH: 12.217 lượt, số ĐDDH tự làm: 3.170 đáp ứng cho việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy và học.

Các giải pháp tiếp theo trường đã xây dựng 03 phòng thí nghiệm thực hành Hóa, Lý, Sinh nhưng chưa được trang thiết bị bên trong phục vụ giảng dạy và học tập, do vậy nhà trường tích cực bảo quản, quản lý tốt cơ sở vật chất và đề xuất với PGD-ĐT bổ sung thiết bị sử dụng cho giáo viên và học sinh, nhà trường xây dựng phòng thiết bị đạt chuẩn vào năm 2015.

VI. ĐÁNH GIÁ CHUNG:

Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội trong nhà, hoạt động có hiệu quả; nhà trường đã xây dựng kế hoạch phù hợp với mục tiêu giáo dục, rõ ràng, định hướng được lâu dài, đảm bảo phát triển nhà trường bền vững;

Nhà trường đã thực hiện tốt việc quản lý tài chính, tài sản và lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định; Công khai tài chính rõ ràng, minh bạch, thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính theo quy định, xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ. Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội; Không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực trong nhà trường.

Cán bộ giáo viên nhà trường đạt trình độ về đào tạo theo quy định. Cán bộ quản lí làm việc khoa học, đạt hiệu quả khá tốt. Tất cả giáo viên đều được xếp loại có năng lực chuyên môn từ khá trở lên; không có cán bộ giáo viên nào vi phạm pháp luật và quy định về đạo đức nhà giáo. Đa số học sinh đều có ý thức chấp hành tốt Điều lệ trường trung học.

Trường đã trồng nhiều cây xanh, cây cảnh, đảm bảo mỹ quan và vệ sinh môi trường. Trường được xây dựng kiên cố và đúng chuẩn; phòng học và các phòng chức năng được bố trí hợp lý; Lớp học được trang bị bàn đúng quy cách, bảng chống lóa, hệ thống ánh sáng và quạt mát đảm bảo theo quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Y tế; các phòng bộ môn thí nghiệm thực hành xây dựng đúng quy cách và đảm bảo tiêu chuẩn quy định của phòng học bộ môn theo chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

Nhà trường có nhà xe, nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh đảm bảo đạt yêu cầu; Có hệ thống lọc nước sạch đúng chuẩn phục vụ học sinh; hệ thống thoát nước thải, thu gom rác đạt theo yêu cầu. 

Thư viện, thiết bị phục vụ tốt cho công tác dạy và học, được bảo quản sử dụng tốt; định kỳ hàng năm được kiểm kê, sửa chữa, mua sắm bổ sung. Thư viên và thiết bị dạy học đã góp phần quan trong trong việc năng cao chất lượng dạy học của nhà trường.

Ban đại diện cha mẹ học sinh trường trong năm qua đã thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, kết hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

     Nhà trường đã tích cực, chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường; Phối hợp tốt với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh;

     Chăm lo và hỗ trợ tốt cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc; Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng; làm khá tốt công tác tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Hoạt động giảng dạy và học tập của nhà trường có nề nếp; nhà trường đã thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các qui định chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương. Phong trào học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém luôn được duy trì tốt và có hiệu quả.Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, rèn kĩ năng sống cho học sinh. Công tác giáo dục thể chất và y tế học đường được chú trọng.

Kết quả đánh giá xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh đáp ứng được mục tiêu giáo dục và chất lượng ngày càng cao.

     Hạn chế, trình độ của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, tỷ lệ giáo viên giỏi chưa cao; Thư viện chưa đạt chuẩn theo quy định. Thiết bị phục vụ dạy và học còn thiếu chưa đáp ứng theo nhu cầu;

Kết quả hoạt động giáo dục nghề phổ thông và hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong trường chưa đáp ứng được yêu cầu; Một số học sinh chưa nắm vững và thực hiện chưa đúng nhiệm vụ và quyền học sinh, có học sinh vi phạm những điều học sinh không được làm theo quy định của Điều lệ trường trung học.

 

Phần II


PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ


TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2014 - 2015


 

Năm học 2014 - 2015 là năm học tiếp tục thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng. Nhà trường chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, Học tốt”, thực hiện những giải pháp đột phá và những giải pháp lâu dài nhằm phát triển nhà trường đến năm 2015 và những năm tiếp theo thành trường THCS trọng điểm chất lượng cao của huyện Thới Lai, do vậy nhà trường tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

- Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; đẩy mạnh cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

- Tăng cường công tác giáo dục toàn diện học sinh. Chú trọng và tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, văn hóa truyền thống, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, công tác chăm sóc sức khỏe; chú trọng công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học; giáo dục an toàn giao thông; phòng chống bạo lực, tệ nạn xã hội, tai nạn thương tích, đuối nước, dịch bệnh đối với học sinh.

- Tổ chức giảng dạy đủ các môn học và các hoạt động giáo dục theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình và hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung giáo dục phổ thông theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Các tổ chuyên môn tiếp tục xây dựng phân phối chương trình chi tiết, thống nhất tiến độ chuyên môn theo khung phân phối chương trình, xác định nội dung phải hoàn thành ở thời điểm kết thúc từng học kỳ. Chủ động phân phối thời gian dạy học các nội dung khó, tổ chức cho học sinh tự học có hướng dẫn của giáo viên, tổ chức các hoạt động NGLL, văn nghệ, thể thao, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp từng đối tượng học sinh, không gây “quá tải” cho học sinh.

- Hướng dẫn việc giảng dạy các nội dung tích hợp, lồng ghép trong các bộ môn, nhằm tăng cường đổi mới phương thức giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giúp học sinh có thêm hiểu biết về môi trường biển, đảo của Việt Nam, về sự cần thiết phải khai thác hợp lý nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

- Chú trọng xây dựng và tăng cường đội ngũ CBQL và giáo viên, không ngừng nâng cao phẩm chất - năng lực chuyên môn. Thực hiện rà soát, đánh giá, sắp xếp đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên. Tiếp tục xây dựng và tổ chức hoạt động có hiệu quả nhóm bộ môn và tổ chuyên môn.

- Tiếp tục thực hiện đổi mới việc KTĐG nhằm thúc đẩy đổi mới PPDH, dạy học phân hóa trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình và hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung giáo dục phổ thông của Bộ GDĐT, dạy học cá thể, dạy học hướng vào người học.

- Tăng cường công tác bồi dưỡng, dự giờ thăm lớp của giáo viên. Đổi mới việc sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng trao đổi, thảo luận về các chủ đề, nội dung giảng dạy. Công tác kiểm tra cần tăng cường, chú trọng đến việc đổi mới PPDH và KTĐG.

- Tổ chức các chuyên đề, thao giảng trong các tổ, nhóm bộ môn về đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG nhằm tạo điều kiện để giáo viên trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn.Tổ bộ môn ở từng môn học cần đẩy mạnh hoạt động có hiệu quả, kịp thời đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

- Chỉ đạo và tổ chức các kỳ thi, kiểm tra an toàn, nghiêm túc, đảm bảo cho kết quả thi, kiểm tra thực sự khách quan, phản ánh đúng chất lượng dạy và học, tác động tích cực đến việc dạy và học, thực hiện các mục tiêu giáo dục.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, tiếp tục tự đánh giá kiểm định chất lượng nhà trường, qua đó nhằm xác định được hiện trạng, những điểm mạnh, điểm yếu, xây dựng kế hoạch cải tiến, các biện pháp cải tiến để nâng cao chất lượng giáo dục.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học, tiếp tục triển khai thực hiện môn tiếng Anh thí điểm lớp 6, 7. Chú trọng dành thời lượng thích hợp để phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động NGLL phù hợp với học sinh, tạo bước chuyển biến hiệu quả cao trong nhà trường./.

 

Nơi nhận:                                                                                                                                                                                            HIỆU TRƯỞNG     

- Phòng GD&ĐT (báo cáo);

- UBND thị trấn Thới Lai (báo cáo);

- BLĐ nhà trường (thực hiện);

- Tổ trưởng các tổ CM (triển khai);

- Lưu: VP.

                                                                         

Về trước Gởi email cho bạn bè In ấn
Lượt xem (2092)bình luận (0) Đánh giá bài viết (6)
Tin mới hơn
Tin cũ hơn

Trường Trung Học Cơ Sở Thị Trấn Thới Lai
Điện thoại: 02923.689 369 - 02923. 681 369 - 02923 680 879
E-Mail thcsthitranthoilai@cantho.edu.vn
Website: thcs-ttthoilai-cantho-edu.vn

Thiết kế và phát triển bởi Miền Tây Net