PHÒNG GD& ĐT THỚI LAI TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN THỚI LAI Số: 22 /KH-THCS |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thị trấn Thới Lai, ngày 03 tháng 03 năm 2014 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CẢI CÁCH
HÀNH CHÍNH NĂM 2014
Căn cứ vào kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 24 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân huyện Thới Lai về công tác cải cách hành chính năm 2014;
Căn cứ vào kế hoạch số 12/KH-GD&ĐT ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Thới Lai về công tác cải cách hành chính năm 2014;
Trường THCS thị trấn Thới Lai đề ra kế hoạch thực hiện cải cách hành chính năm 2014 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Thực hiện công tác cải cách hành chính của Trường THCS thị trấn Thới Lai năm 2014 đảm bảo thông suốt, vững mạnh, hiệu quả; Các thủ tục hành chính liên quan đến người dân, người học, được cải cách cơ bản theo hướng gọn nhẹ, đơn giản và minh bạch; giảm chi phí đi lại và thời giờ mà người dân phải bỏ ra khi đến giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan.
Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có trình độ và năng lực thực thi công vụ hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong giai đoạn mới.
Thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm, xây dựng kế hoạch chi tiêu nội bộ; dự toán, phân bổ, cân đối ngân sách nhà nước cấp và cải tiến quản lý chi tiêu để tạo sự chủ động và tăng cường trách nhiệm của từng thành viên trong cơ quan, đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí.
Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước và quản lý điều hành; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội và sự hài lòng của người dân về giáo dục, hài lòng với nhà trường.
II. NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
1. Về cải cách thể chế
- Thường xuyên rà soát nâng cao chất lượng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, đáp ứng công tác quản lý Giáo dục theo Điều lệ của trường phổ thông;
- Đẩy mạnh công tác rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục nhằm kip thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các văn bản không phù hợp.
- Tổ chức triển khai kịp thời, đầy đủ các văn bản liên quan đến lĩnh vực giáo dục do cấp trên ban hành cho đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên nhà trường.
2. Cải cách thủ tục hành chính
- Tiếp tục rà soát quy định thủ tục hành chính nhằm kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ thủ tục không cần thiết, không phù hợp nhằm giảm chi phí về thời gian và tài chính của người dân; tập trung vào các lĩnh vực còn phiền hà, phức tạp; công khai minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp nhất.
- Nhà trường tổ chức thực hiện nghiêm các thủ tục hành chính đã được công khai; kịp thời cập nhật, niêm yết công khai thủ tục hành chính theo Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân viên, người dân, học sinh.
- Thường xuyên kiểm tra theo dõi kết quả thủ tục hành chính đồng thời tăng cường trách nhiệm phối hợp trong giải quyết thủ tục hành chính có liên quan; khắc phục triệt để tình trạng giải quyết hồ sơ trễ hạn tại đơn vị. Trường hợp đối với hồ sơ không giải quyết đúng hạn thì Hiệu trưởng có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho tổ chức, công dân và báo cáo cơ quan quản lý nêu rõ lí do trễ hạn và chủ động khắc phục.
- Thực hiện tốt việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện TTHC của các bộ phận liên quan đến công tác CCHC. Đảm bảo thực hiện tốt Nghị định số 20/2008/NĐ-CP Ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của các nhân, tổ chức về quy định hành chính và Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ về việc kiểm soát thủ tục hành chính và các văn bản hướng dẫn của Trung ương, Thành phố và Huyện về kiểm soát thủ tục hành chính.
- Thường xuyên hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra thực hiện, để các quy trình, hồ sơ được thuận lợi, rõ ràng, phục vụ có hiệu quả, mang lợi ích đến cho người dân trong quá trình giải quyết.
3. Cải cách hành chính bộ máy Nhà nước
- Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo thực hiện công tác tổ chức bộ máy; từng bước sắp xếp, bố trí phân công, giao việc phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; thực hiện biên chế không đúng quy định.
- Chỉ đạo thực hiện điều hành tốt quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị nhằm tiếp tục cải tiến chế độ làm việc.
- Tăng cường kiểm tra giám sát công tác cải cách hành chính tại đơn vị. Thực hiện nghiêm tinh thần chỉ thị số 01/2012/CT-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2012 của chủ tich Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác bản lĩnh chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm việc bồi dưỡng phụ hợp với thực tế của đơn vị, đảm bảo tốt ứng dụng kiến thức, kĩ năng trong thực thi công vụ sau đào tạo.
- Thực hiện đúng quy định của pháp luật về công tác tuyển dụng, bố trí phân công nhiệm vụ cho công chức, biên chức, đảm bảo tiêu chuẩn phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức. Thực hiện chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong nội bộ đơn vị. Xử lý kỉ luật đúng quy định những cán bộ công chức, viên chức, công nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỉ luật, làm mất uy tín đạo đức nhà giáo, nhà trường.
- Triển khai quán triệt thực hiện chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14 tháng 05 năm 2011 của Ban chấp hành Trung ương về việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và thực hiện nghiêm Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy chế ứng xử của CBCCVC trong bộ máy chính quyền địa phương; chỉ thị 01/2012/CT-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2012 của UBND thành phố về việc chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ của CBCCVC; Quyết định 883/QĐ-UBND ngày 03 tháng 04 năm 2013 của UBND thành phố về Quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp nhà nước các cấp trong thành phố về thực hiện TTHC;
- Tăng cường công tác kiểm tra thực thi công vụ của đội ngũ CBCCVC về việc chấp hành pháp luật, đạo đức, văn hóa giao tiếp CBCCVC, chấn chỉnh giờ giấc làm việc, phát huy tinh thần trách nhiệm trong thi hành công vụ; kịp thời tuyên dương khen thưởng cá nhân có tinh thần tận tụy phục vụ, đồng thời xử lí nghiêm đối tượng không chấp hành tốt sự chỉ đạo của cấp trên hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc phối hợp với các ban ngành có liên quan trong thực thi công vụ.
5. Cải cách tài chính công
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, ngày 17/10/2005 của chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính Phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của đơn vị.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, thường xuyên đánh giá tình hình thực hiện, rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện nhằm tạo sự chủ động cho đơn vị trong việc sử dụng biên chế , kinh phí hành chính tiết kiệm, hiệu quả.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục và đao tạo. Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài chính công.
6. Hiện đại hóa nền hành chính
- Thực hiện tốt chỉ thị số 34/2008/CT-TTg Ngày 03/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan Nhà nước; Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/05/2012 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong các hoạt động của cơ quan Nhà nước. Khai thác sử dụng có hiệu quả Website và hộp thư điện tử của trường nhằm giảm chi phí: hội họp, văn bản, giấy tờ hành chính, tăng cường trách nhiệm của cá nhân trong giải quyết công việc.
- Duy trì tốt việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO gắn với bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan đơn vị.
7. Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính
- Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm về lĩnh vực giáo dục, lồng ghép với các buổi họp lệ, họp sơ kết…tuyên truyền về các cải cách hành chính. Thông qua các cuộc họp Hội đồng trường, sơ kết, tổng kết năm học đánh giá, kiểm tra việc thực hiện CCHC và TTHC.
- Thực hiện nghiêm Quyết định số 883/QĐ-UBND ngày 03 tháng 04 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp nhà nước các cấp trong thành phố về thực hiện CCHC; Chỉ thị số 01/2012/CT-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2013 của chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thưc trách nhiệm trong thi hành công vụ của CBCCVC
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Căn cứ vào nội dung Kế hoạch cải cách hành chính năm 2014 của nhà trường, các Ban tổ chuyên môn, Bộ phận, khẩn trương xây dựng kế hoạch cụ thể của bộ phận mình theo quy định và tổ chức khai thực hiện hiệu quả. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vấn đề nẩy sinh, vướng mắc cần báo cáo kịp thời về Ban giám hiệu để được hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời./.
HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT (báo cáo);
- UBND thị trấn Thới Lai (báo cáo);
- BLĐ nhà trường (thực hiện);
- Tổ trưởng các tổ (triển khai);
- Lưu: VP.