PHÒNG GD&ĐT HUYỆN THỚI LAI TRƯỜNG THCS TT THỚI LAI Số /KH-BGH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Thới lai, ngày 20 tháng 09 năm 2008
KẾ HOẠCH
“XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
GIAI ĐOẠN 2008 - 2013
Thực hiện Chỉ thị số 40/CT-BGD ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Kế hoạch của Sở GD&ĐT Thành Phố Cần Thơ về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 - 2013.
Căn cứ Kế hoạch liên ngành số 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN, ngày 19/8/2008 về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 - 2013.
Qua thực trạng, thuận lợi, khó khăn, Ban Gám Hiệu trường THCS Thị Trấn Thới Lai xây dựng Kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008- 2013 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của nhà trường, đáp ứng được yêu cầu của địa phương và xã hội.
- Phát huy tính chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và trong các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
2. Yêu cầu:
- Tập trung các nguồn lực để giải quyết những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ.
- Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo.
- Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy giaùo, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế.
- Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh.- Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, phải phù hợp với điều kiện của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Nhiệm vụ trọng tâm:
a) Công trình vệ sinh:
Có đủ nhà vệ sinh đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của học sinh, cán bộ giáo viên. Nhà vệ sinh được đặt ở những vị trí phù hợp với cảnh quan chung của nhà trường, bố trí người dọn dẹp thường xuyên nhằm giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Cải tạo toàn bộ các công trình vệ sinh trong nhà trường. Nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung của học sinh để xây dựng môi trường xanh – Sạch - Đẹp. Tăng cường vai trò của ban caùn söï lôùp trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp
b) Công tác chăm sóc, giữ gìn các công trình văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục truyền thống quê hương, đất nước:
- Chọn 1 công trình văn hoá để chăm sóc, chọn 1 trò chơi dân gian hoặc các hoạt động vui chơi giải trí tích cực phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Trong năm học sẽ tiến hành tổ chức caém traïi truyền thống vào 26 tháng 03, thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) dành cho học sinh toàn trường. Tổ chức các phong trào thể thao thường xuyên như bóng chuyền, cầu lông, bóng baøn để thu hút học sinh vào các hoạt động bổ ích.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, GDNGLL để tạo điều kiện cho học sinh được giao lưu, nghe, nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm, ôn lại truyền thống lịch sử của địa phương, của dân tộc: Kỷ niệm ngày Quốc phòng toàn dân 22.12 mời Hội Cựu chiến binh huyện sang nói chuyện lịch sử…
c) Xây dựng mối quan hệ thân thiện trong nhà trường.
- Tạo mối quan hệ thân thiện và đúng mực giữa: Lãnh đạo - giáo viên - nhân viên; giáo viên - giáo viên; giáo viên - học sinh; học sinh - học sinh trong trường học: thực hiện tốt quy chế dân chủ, công khai khoá các kế hoạch, xây dựng mục góp ý với hiệu trưởng trên Website để nắm bắt các ý kiến của học sinh, phụ huynh, lấy ý kiến thăm dò học sinh làm cơ sở đánh giá đội ngũ và có những điều chỉnh phù hợp.
- Tổ chức dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập: Tránh tạo áp lực cho học sinh, tránh cách học nhồi nhét, quá tải
- Thầy cô tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện hiện đại vào đổi mới phương pháp. Phấn đấu mỗi giáo viên có it nhất 01 tiết dạy có ứng dụng CNTT, tăng cường các giờ dạy thực hành tại phòng học bộ môn và sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học vào quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng
- Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng với giáo viên thực hiện các giải pháp để việc dạy và học ngày càng có hiệu quả cao.
d) Bảo vệ và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trường lớp học:
- Tăng cường công tác giáo dục cho giáo viên, học sinh tạo được đồng thuận trong nhận thức, nâng cao trách nhiệm trong việc bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất trường lớp học …
- Xây dựng được các quy định, quy chế về bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất trường lớp: Thành lập ban cơ sở vật chất, ban quản sinh, xây dựng nội quy lớp học, nội quy thư viện, nội quy phòng học bộ môn…
- Ban hành quy định về xây dựng các tiêu chí đánh giá, quy trách nhiệm trong biệc bảo quản cơ sở vật chất, phòng học, vệ sinh môi trường…
e) Xây dựng hệ thống bảng biểu, panô trong trường học:
- Trang trí lớp học đảm bảo quy định theo điều lệ nhà trường.
- Xây dựng hệ thống bảng biểu để công khai hoá các hoạt động của nhà trường, các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn.
- Có panô tuyên truyền các nội dung giáo dục theo từng giai đoạn và theo chủ đề năm học (giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật…).
2. Một số công việc cụ thể :
Cùng với các cuộc vận động "nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục"và "Mỗi thầy , cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và tự sáng tạo " để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh , Bộ Giáo duc và Đào tạo phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013 tiếu chí sau :
2.1.Xây dựng trường, lớp, xanh, sạch, đẹp, an toàn :
- Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học có đầy đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp lứa tuổi học sinh
- Tổ chức cho học sinh trồng cây và chăm sóc cây thường xuyên.
- Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
- Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giử gìn vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân.
2.2.Dạy học có hiệu quả , phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập:
- Thầy cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhầm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ dộng, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện ý thức tự học của sinh .
- Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả cao.
2.3.Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh:
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
- Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông,đuối nước và các tai nạn thông thường khác.
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội
2.4.Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh:
-Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao và một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh.
-Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh.
2.5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch văn hoá, cách mạng ở địa phương:
- Nhà trường nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hoá hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp, hấp dẫn hơn; tuyên truyền giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè
- Trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và truyền thống cách mạng một cách hiệu quả cho các học sinh; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống cộng đồng ở địa phương và khách du lịch
3. Công tác chỉ đạo thực hiện:
- Với nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, nhà trường thành lập một Ban chỉ đạo do Hiệu trưởng làm trưởng ban.
- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, không quá tải, có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể (công đoàn, đoàn thanh niên). Hiệu trưởng phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ, giáo viên trong các hoạt động caùc phong trào thi đua.
- Cuối năm học, nhà trường tiến hành sơ kết đánh giá hiệu quả của phong trào, rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo, thực hiện phong trào, xây dựng kế hoạch cho töøng năm học .
- Trong quá trình thực hiện, ban chỉ đạo cân tăng cường vai trò giám sát việc thực hiện, có thể điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ, nội dung của phong trào phù hợp với tình hình cụ thể.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai ñoaïn 2008-2013. yêu cầu mọi cán bộ, giáo viên, học sinh căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được phân công để thực hiện tốt kế hoạch này nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy, học và môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện trong nhà trường.
HIỆU TRƯỞNG
Nơi Nhận :
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Thới Lai
- UBND Thị trấn Thới Lai
- Ban giám hiệu;
- Tổ trưởng các tổ chuyên môn;
- Chủ tịch công đoàn;
- Bí thư chi đoàn trường;
- Lưu VT.