Trường Trung Học Cơ Sở Thị Trấn Thới Lai
Tổng lượt truy cập: 956137
Đang truy cập: 82
KE HOACH XAY DUNG TRUONG THCS THI TRAN THOI LAI DAT CHUAN QUOC GI GIAI DOAN 2010-2015
Theo: Trường THCS Thới Lai - Cập nhật ngày: 14/01/2014 - 09:41:15

 

PHÒNG GD&đT HUYỆN THỚI LAI     cỘng hòa xã hỘi chỦ nghĩa viỆt nam

trưỜng THCS TT THỚI LAI                    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc  

         Số:…/KH-BGH

                                                                         Thị trấn Thới Lai, ngày 20 tháng 09 năm 2010

 

 

KẾ HOẠCH

Xây dựng trường THCS thị trấn Thới Lai

 đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2010 - 2015

 

I/ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

  ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2010   – 2015 :

          Trong Nghị quyết  của Đảng cộng sản Việt Nam đã tiếp tục khẳng định con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự vừa có những bước nhảy vọt. Để đi tắt và đón đầu thì vai trò, vị trí của giáo dục và khoa học công nghệ lại càng có tính quyết định, giáo dục phải đi trước một bước.

Xây dựng một nền giáo dục có tính thực tiễn và hiệu quả cao, tạo bước phát triển mạnh mẽ về chất lượng, đưa nền giáo dục nước ta sớm tiến kịp các nước phát triển trong khu vực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Hơn thế nữa để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tinh thần độc lập  trong suy nghĩ sáng tạo, nâng cao năng lực tự học của học sinh … và thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có hiệu quả thì từ các cơ sở giáo dục trung học cơ sở (THCS) phải được xây dựng chuẩn theo quy định.

II/ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH :

          Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật Giáo dục sửa đổi số 44/2009/QH12 năm 2009 ngày 25/11/2009

Thông báo số 242/TW ngày 15/4/2009 về kết luận của Bộ Chính trị : tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 ( khóa VIII):phương hướng phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020.

Thông tư 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia

          Quyết định số 01/ 2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.

Qui định về phòng học bộ môn tại Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Quyết định số 14/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 3/5/2001 về việc ban hành quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010-2015 tầm nhìn đến năm 2020 của trường THCS thị trấn Thới lai.

III – THỰC TRẠNG XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA :

           1- Tình hình xây dựng trường chuẩn quốc gia:

* Mặt mạnh:

Nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, UBND Thị trấn Thới Lai, của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thới Lai, được sự đồng tình và ủng hộ của ban ngành đoàn thể, nhất là sự quan tâm của Ban đại diện Cha mẹ học sinh, của quần chúng nhân dân trong công tác Xã hội hóa Giáo dục, chăm lo đến đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh.

          Thị trấn Thới Lai là trung tâm của huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ, có 07 ấp, có 12.256 nhân khẩu, dân tộc Khơme có 210 hộ với 1.109 nhân khẩu, hộ nghèo có 135 hộ, chiếm tỷ lệ là 9,04%.

          Đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên: 78, hầu hết đều đạt chuẩn, trẻ khỏe, nhiệt tình, có kinh nghiệm trong giảng dạy, biết phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình – Xã hội trong việc Giáo dục học sinh, có tinh thần đoàn kết nhất trí cao trong công việc.

          * Mặt hạn chế:

          Do vị trí địa lý Thị trấn Thới Lai tiếp giáp với nhiều xã không có trường Trung học cơ sở, địa bàn chải rộng, hệ thống giao thông đi lại khó khăn… nhà trường phải huy động học sinh trong địa bàn và địa bàn lân cận, gây khó khăn trong công tác điều tra, huy động, quản lý và giáo dục học sinh.

          Cơ sở vật chất, trang thiết bị, còn thiếu thốn, chật hẹp, chưa đáp ứng nhu cầu, hàng năm do ảnh hưởng của lũ lụt, ít nhiều cũng là ảnh hưởng đến cơ sở vật chất trường học và việc đi lại của học sinh.

          Mặt bằng dân trí ở địa phương còn thấp, 80% lao động không có tay nghề phổ thông, nhận thức của một bộ phận nhân dân về Giáo dục chưa cao, là địa bàn trung tâm tuy có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn thách thức, tác động của những tệ nạn xã hội nhập vào nhà trường…

           2- Phân tích thực trạng nhà trường:

 2.1. Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

  1. Lớp học:

 a/ Có đủ khối lớp 6,7,8,9 của cấp học: đạt yêu cầu.

                    b/ Có số lớp ít hơn 45 lớp :               đạt yêu cầu.

                    c/ Mỗi lớp không quá 45 học sinh:    đạt yêu cầu.

Tiêu chí 1: đạt

  2. Tổ chuyên môn:

  a) Trường có 7 tổ chuyên môn được thành lập và hoạt động theo đúng các qui định của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là Điều lệ trường trung học). Các tổ chuyên môn đều có kế hoạch hoạt động cụ thể,  tổ chức chuyên đề, thao giảng, bồi dưỡng học sinh giỏi, … giải quyết nội dung chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng dạy và học.

b) Hàng năm giải quyết được ít nhất hai chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy - học.

c) Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi  giáo viên và của cả tổ chuyên môn; đạt các qui định về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.

Tiêu chí 2: đạt

3. Tổ văn phòng:

  a) Tổ Văn phòng được thành lập và hoạt động đúng theo các quy định của Điều lệ trường trung học ; đảm nhận các công việc: văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học, thư viện, bảo vệ. Tuy nhiên cán bộ phụ trách thiết bị chưa được đào tạo cơ bản.

 b) Quản lý hệ thống hồ sơ, sổ sách của nhà trường. Hướng dẫn sử dụng theo quy định tại Điều lệ trường trung học và những quy định trong hướng dẫn sử dụng của từng loại sổ.

Hồ sơ sổ sách đầy đủ đúng theo quy định trong Điều 27 – Điều lệ trường THCS.

Tiêu chí 3 :  đạt.

4. Hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường :

- Hội đồng trường: Đã được thành lập và đi vào hoạt động từ năm học 2009- 2010 ;

Đạt yêu cầu

    - Hội đồng Thi đua – Khen thưởng: Được thành lập và hoạt động theo Điều lệ trường THCS                                     

     Đạt yêu cầu

- Ban đại diện cha mẹ học sinh: được thành lập và hoạt động theo Điều lệ của Ban đại diện cha mẹ học sinh.                                                                               Đạt yêu cầu

Các hội đồng được thành lập đều hoạt động có kế hoạch, nề nếp, đạt hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng nề nếp kỷ cương của nhà trường. Các Hội đồng trong nhà trường đều được thành lập theo quy định của Điều lệ.

Tiêu chí 4 : Đạt yêu cầu

5. Tổ chức Đảng và các đoàn thể:

a) Trường có chi bộ Đảng, hàng năm đều đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh.

b) Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường được công nhận vững mạnh về tổ chức, tiên tiến trong hoạt động ở địa phương.

Tiêu chí 5 : Đạt yêu cầu.

Tiêu chuẩn 2 - Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên :

1. Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng đạt tiêu chuẩn quy định theo Điều lệ trường trung học; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; được cấp quản lý giáo dục trực tiếp xếp loại từ khá trở lên theo qui định về chuẩn hiệu trưởng trường trung học.

Tiêu chí 1: Đạt yêu cầu.

2. Trường có đủ giáo viên các bộ môn. Có 79/81 giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo theo quy định, trong đó có 30% giáo viên đạt tiêu chuẩn dạy giỏi từ cấp cơ sở trở lên; có 100% giáo viên đạt chuẩn loại khá trở lên theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.

Tiêu chí 2: Chưa đạt yêu cầu.

3. Có đủ giáo viên hoặc viên chức phụ trách thư viện, phòng học bộ môn, phòng thiết bị dạy học. Các giáo viên phụ trách đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, tuy nhiên chưa được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ. Dự kiến sẽ cử giáo viên đi tập huấn bồi dưỡng về công tác thí nghiệm, bảo quản và hướng dẫn giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học

Tiêu chí 3 : Chưa đạt yêu cầu.

Tiêu chuẩn 3 - Chất lượng giáo dục                                                                             

1. Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban hàng năm 2,79 %, trong đó tỷ lệ học sinh bỏ học  1,96 %.

Tiêu chí 1 : đạt yêu cầu.

2. Chất lượng giáo dục:

a) Học lực:

- Xếp loại giỏi đạt 18,8 %

- Xếp loại khá đạt 44,4 %

- Xếp loại trung bình đạt 34,8 %

- Xếp loại yếu, kém 2,0%

b) Hạnh kiểm:

- Xếp loại khá, tốt đạt 96,3%.

- Xếp loại trung bình đạt 3,7%

Tiêu chí 2 : đạt yêu cầu.

3. Các hoạt động giáo dục:

Chưa được đánh giá xếp loại tốt về tiêu chuẩn ‘’Trường học thân thiện, học sinh tích cực’’. Thực hiện đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thời gian tổ chức, nội dung các hoạt động giáo dục ở trong và ngoài giờ lên lớp.

Tiêu chí 3 : Chưa đạt yêu cầu

4. Hoàn thành nhiệm vụ được giao trong kế hoạch phổ cập giáo dục trung học của địa phương, đạt 85,6%

Tiêu chí 4 : Đạt yêu cầu

5. Đảm bảo các điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Tất cả cán bộ quản lý, giáo viên đều sử dụng được máy vi tính trong công tác, học tập.

Hiện tại trường chưa có phòng máy vi tính để phục vụ cho công tác quản lý, dạy học. Nhà trường sẽ đề nghị cấp trên trang bị thêm máy vi tính.

Tiêu chí 5 : Chưa đạt yêu cầu

Tiêu chuẩn 4 -  Tài chính, Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

1. Thực hiện quy định công khai điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, quản lý tài chính, tài sản, tự chủ tài chính, các nguồn kinh phí dược đầu tư, hỗ trợ của nhà trường theo quy định hiện hành.

Tiêu chí 1 : Đạt yêu cầu

2. Khuôn viên nhà trường là một khu riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường, tất cả các khu trong nhà trường được bố trí hợp lý, luôn sạch, đẹp.  Đủ diện tích sử dụng để đảm bảo tổ chức tốt các hoạt động quản lý, dạy học và sinh hoạt.

Diện tích của trường hiện nay là 19.178 m2. bình quân 12 m2/học sinh

Tiêu chí 2 : Đạt yêu cầu

3. Có đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định tại Điều lệ trường trung học.

4.Cơ cấu các khối công trình trong trường gồm:

a  Khu phòng học, phòng bộ môn:

a.1 Có đủ số phòng học cho mỗi lớp học (không quá 2 ca mỗi ngày); diện tích phòng học, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng đúng quy cách hiện hành; phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng, an toàn.

a.2 Có phòng y tế trường học, theo quy định hiện hành về hoạt động y tế trong các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

b. Khu phục vụ học tập:

        b.1 Có các phòng học bộ môn đạt tiêu theo Qui định về phòng học bộ môn : phòng thí nghiệm tại Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b.2 Có thư viện đúng theo tiêu chuẩn quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện trường học; chú trọng phát triển nguồn tư liệu điện tử gồm: Tài liệu, sách giáo khoa, giáo án, câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, đề thi; cập nhật thông tin về giáo dục trong và ngoài nước;... đáp ứng yêu cầu tham khảo của giáo viên và học sinh

b.3 Có phòng truyền thống, khu luyện tập thể dục thể thao, phòng làm việc của Công đoàn, phòng hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

c.  Khu văn phòng:

Có đủ phòng làm việc của Hiệu trưởng, phòng làm việc của Phó Hiệu trưởng, văn phòng nhà trường, phòng họp,  phòng trực, kho.

d.  Khu sân chơi sạch, đảm bảo vệ sinh và có cây bóng mát.

e. Khu vệ sinh được bố trí hợp lý, riêng cho giáo viên, học sinh nam, học sinh nữ, không làm ô nhiễm môi trường ở trong và ngoài nhà trường.

g. Có khu để xe cho giáo viên, cho học sinh trong khuôn viên nhà trường, đảm bảo trật tự, an toàn.

h. Có đủ nước sạch cho các hoạt động dạy - học, các hoạt động giáo dục và nước sử dụng cho giáo viên, học sinh; có hệ thống thoát nước hợp vệ sinh.

       Tiêu chí 2 : Chưa đạt yêu cầu

4. hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học;

       Tiêu chí 4 : Đạt yêu cầu

Tiêu chuẩn 5 – Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

1. Nhà trường chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các đoàn thể, tổ chức ở địa phương đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương và kế hoạch phát triển giáo dục địa phương.

2. Ban đại diện cha mẹ học sinh được thành lập và hoạt động theo đúng qui chế hiện hành, hoạt động có hiệu quả trong việc kết hợp với nhà trường và xã hội để giáo dục học sinh.

3. Mối quan hệ và thông tin giữa Nhà trường, Gia đình và Xã hội được duy trì thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, phòng ngừa, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.

4. Huy động hợp lý và có hiệu quả sự tham gia của gia đình và cộng đồng vào các hoạt động giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và điều kiện nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường.

Nhà trường luôn tham mưu cho chính quyền địa phương về công tác giáo dục. Phối hợp tốt với các cơ quan ban ngành, đoàn thể xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Xây dựng tốt mối quan hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội.

Tiêu chuẩn 5 : Đạt yêu cầu

IV- PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

1. Mục đích yêu cầu:

Đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao về hưởng thụ giáo dục của xã hội, từng bước để học sinh Việt Nam nói chung và của trường nói riêng có khả năng tiếp cận với các trường học ở các nước trong khu vực.

Chuẩn hóa, hiện đại hóa về các hoạt động: tổ chức và quản lý trường học, cơ sở vật chất và đội ngũ CBQL-GV, nhằm tạo ra môi trường giáo dục tương đối đồng đều giữa các địa bàn, tạo cơ hội bình đẳng về điều kiện học tập cho mọi trẻ em ở các vùng kinh tế - xã hội khác nhau, góp phần khắc phục khoảng cách chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa vùng thành thị và nông thôn…

Làm chuyển biến về nhận thức trong các cấp, các ngành: trên cơ sở đó huy động sức mạnh tổng hợp của nhà trường - gia đình - xã hội để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Tăng cường công tác quản lý, đảm bảo trật tự kỷ cương trường học. Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học, dần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, thực hiện tốt mục tiêu phổ cập Giáo dục THCS tạo tiền đề cho việc phổ cập Giáo dục THPT đồng thời góp phần đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực cho địa phương.

          Thực hiện quy hoạch sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo quy định, đảm bảo về số lượng, cơ cấu bộ môn, chất lượng theo hướng ổn định, tiêu chuẩn hóa.

          Xây dựng mới phòng học, phòng chức năng, khu thể dục, thể thao đảm bảo theo yêu cầu. Đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa giáo dục, tập trung khai thác mọi nguồn lực, tăng cường công tác tuyên truyền tạo sự chuyển biến mạnh mẽ theo tinh thần “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Xây dựng trường THCS thị trấn Thới Lai đạt chuẩn trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho con em được theo học ở môi trường tốt, có đủ điều kiện phát triển góp phần trong công cuộc nâng cao dân trí.

2. Lộ trình phấn đấu:

          Đánh giá cụ thể, chi tiết thực trạng của nhà trường theo các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng kế hoạch thực hiện thích hợp để đạt các tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

Nhà trường đăng ký đạt chuẩn quốc gia vào năm 2014. Muốn vậy các tiêu chuẩn cần đạt cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường: dự định đạt vào năm 2011

Có 5 tiêu chí, trường đã đạt 5 tiêu chí. Nhà trường sẽ tích cực giừ vững và đầu tư các hoạt động đi vào chất lượng, hiệu quả

Tiêu chuẩn 2 - Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên : Dự định đạt vào năm 2012

Có 3 tiêu chí trường đạt 2. Nhà trường sẽ tích cực tìm nguồn để đáp ứng đủ số lượng CBGV-CNV. Đưa giáo viên đi đào tạo chuẩn hóa 02 giáo viên, bồi dưỡng công tác  thí nghiệm, bảo quản và hướng dẫn GV sử dụng ĐDDH ;

Tiêu chuẩn 3 - Chất lượng giáo dục : Dự định đạt vào năm 2012.                                                                            

Có 5 tiêu chí, trường mới đạt 3. Phấn đấu từng bước trang bị phòng vi tính, phòng nghe nhìn, tiếp tục xây dựng trường học thân thiện,  học sinh tích cực ;

Tiêu chuẩn 4 –Tài chính, Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Dự kiến tiêu chuẩn này sẽ đạt vào năm 2014.

Có 3 tiêu chí, trường đạt 1 : Trường tích cực hơn trong việc tham mưu đề nghị cấp trên đầu tư xây dựng trường mới đảm bảo CSVC cho việc dạy và học theo chuẩn.

Tiêu chuẩn 5 – Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội :

Tiêu chuẩn này trường đã đạt. Tuy nhiên Trường cần duy trì, làm tốt hơn công tác tham mưu, phối hợp để thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục

Như vậy nhà trường sẽ phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2014.

3 /  Các giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu :

Để hoàn thành mục tiêu nhà trường cần thực hiện các giải pháp sau đây:

a/  Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động:

          Tuyên truyền rộng rãi trong chính quyền, các ngành địa phương và toàn bộ cha mẹ học sinh trong nhà trường để làm chuyển biến tư tưởng, nhận thức, hiểu rõ việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.

Quán triệt việc xây dựng trường đạt chuẩn là xây dựng mô hình nhà trường mới với chất lượng giáo dục cao, thể hiện sự phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

          Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong toàn trường học tập, quán triệt chủ trương và các văn bản của cấp trên về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; để từ đó quyết tâm xây dựng.

b/  Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp, kiện toàn công tác tổ chức, kiểm tra việc thực hiện xây dựng trường chuẩn quốc gia

          Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia, phân công phân nhiệm rõ ràng cho từng thành viên, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá định kì, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm ở từng giai đoạn.

Đảm bảo tăng cường sự lãnh đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, của HĐND, UBND các cấp để tranh thủ nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí được Nhà nước cấp, nhân dân hỗ trợ, học phí …

c/ Về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên:

Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong nhà trường, bồi dưỡng nâng cao trình độ đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định.

          Lập kế hoạch chi tiết và cụ thể về việc khảo sát trình độ và năng lực của toàn bộ đội ngũ, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, đồng bộ và lâu dài. Nâng cao tỷ lệ Đảng viên trong trường, tăng cường công tác cán bộ nữ.

          Tăng cường công tác giáo dục đạo đức và phẩm chất của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Phát động sâu rộng trong toàn trường về phong trào tự học, tự bồi dưỡng về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, phấn đấu mỗi giáo viên trở thành giáo viên giỏi các cấp;

 Bố trí, sử dụng lực lượng giáo viên trong biên chế đảm bảo hợp lý theo quy định.

d/  Huy động mọi nguồn lực để  đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học:

Hiện tại nhà trường chưa đảm bảo về CSVC do vậy cần tập trung mọi nguồn lực để đảm bảo tính khả thi của đề án. Tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng CSVC và thiết bị dạy học của nhà trường. Tranh thủ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, tập trung đầu tư xây dựng CSVC theo hướng đồng bộ.

          Phối hợp với các cơ quan ban ngành, cấp uỷ, chính quyền địa phương nhất là Ban đại diện cha mẹ học sinh theo chủ trương xã hội hóa giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất : phòng học, khu hành chính,  phòng chức năng , phòng bộ môn, khu luyện tập thể dục thể thao, khu vệ sinh, hệ thống tường rào…

Bộ phận thiết bị kiểm kê, lập kế hoạch mua bổ sung trang thiết bị dạy học bị hư hoặc đã sử dụng hết, kiểm tra, nhắc nhở cán bộ, giáo viên khi sử dụng phương tiện dạy học và phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong toàn trường. Có chế độ khuyến khích, hỗ trợ các giáo viên có thành tích trong lĩnh vực này.

e/  Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục

          Kiên quyết thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, đưa công nghệ thông tin ứng dụng vào công tác soạn giảng, thực hành và quản lý. Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn, đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn, mỗi năm yêu cầu mỗi tổ chuyên môn phải giải quyết ít nhất một nội dung chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

          Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị đối với giáo viên để  có ý thức trách nhiệm trước học sinh nhất là học sinh cá biệt, học sinh học yếu nhằm hạn chế tỉ lệ học sinh bỏ học, lưu ban.

          Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, giáo dục trật tự an toàn giao thông, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục kĩ năng thực hành hướng nghiệp.

          Quan tâm bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp, phụ đạo học sinh yếu, nhằm nâng cao tỉ lệ học sinh giỏi, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém.

          Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục. Thực hiện nghiêm túc việc đổi mới giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, kiên quyết chống “bệnh thành tích” trong giáo dục, đặc biệt là trong kiểm tra và đánh giá học sinh.

g/  Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục :

          Huy động Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia giáo dục toàn diện học sinh và xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, động viên khen thưởng các phong trào trong nhà trường.

          Thực hiện dân chủ hóa trong trường học, công khai tài chính, tham mưu các cấp, các ngành địa phương thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước chăm lo cho sự nghiệp phát triển giáo dục.

V / TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Đồng thời tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, lập kế hoạch phấn đấu xây dựng và phát triển nhà trường để đạt các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.

 Căn cứ trên từng tiêu chí cụ thể, để chỉ đạo và lập văn bản đề nghị các cấp, các ngành tạo điều kiện giúp đỡ, chủ yếu là xin được đầu tư vốn để  xây dựng các hạng mục công trình khu trường mới.

          Hàng năm có rà soát những tiêu chí đã phấn đầu đạt được, báo cáo với Phòng Giáo dục – Đào tạo, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện để xin ý kiến chỉ đạo và hướng đi tới. Phát huy tốt mọi mặt để phấn đấu hoàn thành đúng kế hoạch đã đề ra;

Kế hoạch xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2010 – 2015 được xuất phát từ nhu cầu của học sinh và quá trình đổi mới giáo dục, nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và kế hoạch của Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện;

Trường THCS thị trấn Thới Lai tự xác định rõ trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện các tiêu chí, tiêu chuẩn để dần đưa trường thành trường THCS đạt chuẩn quốc gia, góp phần đổi mới sự nghiệp giáo dục;

Kính mong sự quan tâm của các cấp, các ngành để Kế hoạch này khả thi, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và sớm đi vào thực hiện đáp ứng được nguyện vọng của học sinh và  nhân dân.

                                                                                        

 

Nơi nhận:

- Phòng Giáo dục và Đào tạo Thới Lai

- UBND Thị trấn Thới Lai

- Ban giám hiệu;

- Tổ trưởng các tổ chuyên môn;

- Chủ tịch công đoàn;

- Bí thư chi đoàn trường;                                                                                                   

- Lưu VT.

 

                                                                                    HIỆU TRƯỞNG

Để báo cáo

 

Để thực hiện             

 

                                                                                  Phạm văn Lục

          

 

                                                       

Về trước Gởi email cho bạn bè In ấn
Lượt xem (2150)bình luận (0) Đánh giá bài viết (6)
Tin mới hơn
Tin cũ hơn

Trường Trung Học Cơ Sở Thị Trấn Thới Lai
Điện thoại: 02923.689 369 - 02923. 681 369 - 02923 680 879
E-Mail thcsthitranthoilai@cantho.edu.vn
Website: thcs-ttthoilai-cantho-edu.vn

Thiết kế và phát triển bởi Miền Tây Net