Trường Trung Học Cơ Sở Thị Trấn Thới Lai
Tổng lượt truy cập: 956370
Đang truy cập: 85
Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học 2013-2014
Theo: - Cập nhật ngày: 02/12/2013 - 11:02:31

PHÒNG GD&ĐT THỚI LAI


TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN THỚI LAI

______________________

 


Số: ......./KH-THCS

Thị trấn Thới Lai, ngày 25  tháng  09 năm 2013

 

KẾ HOẠCH


KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC


NĂM HỌC 2013 – 2014


 

Căn cứ Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo;

Căn cứ vào công văn số 1550/SGDĐT-GDTrH ngày 10 tháng 09 năm 2013 của Sở Giáo duc-Đào tạo cần Thơ về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo duc trung học năm học 2013-2014;

Căn cứ vào công văn số 84/CV-PGDĐT ngày 19 tháng 09 năm 2013 của Phòng Giáo duc-Đào tạo Thới lai về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo duc  trung học cơ sở năm học 2013-2014;

Trường THCS Thị Trấn Thới Lai xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học năm học 2013 – 2014 cụ thể như sau:

A.   ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

1. Tình hình, đặc điểm của nhà trường:

          * Mặt mạnh:

          Thị trấn Thới Lai là trung tâm của huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ, có 07 ấp, có 12.256 nhân khẩu, dân tộc Khơme có 210 hộ với 1.109 nhân khẩu, hộ nghèo có 135 hộ, chiếm tỷ lệ là 9,04%.

          Đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên: 81, đạt chuẩn, trẻ khỏe, nhiệt tình, có kinh nghiệm trong giảng dạy, phối hợp tốt giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội trong việc Giáo dục học sinh, có tinh thần đoàn kết nhất trí cao trong công việc.

          * Mặt hạn chế:

          Thị trấn Thới Lai tiếp giáp với nhiều xã không có trường Trung học cơ sở, địa bàn lại chải rộng, hệ thống giao thông đi lại khó khăn… việc huy động, quản lý và giáo dục học sinh trong địa bàn và địa bàn lân cận, gặp rất nhiều khó khăn.

          Cơ sở vật chất, trang thiết bị, còn nhiều thiếu thốn, chật hẹp, chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học.

          2. Tình hình môi trường xã hội:

          Nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, UBND thị trấn Thới Lai, của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thới Lai, được sự đồng tình và ủng hộ của ban ngành đoàn thể, nhất là sự quan tâm của Ban đại diện Cha mẹ học sinh, của quần chúng nhân dân trong công tác Xã hội hóa Giáo dục, chăm lo đến đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh.

          Mặt bằng dân trí ở địa phương còn thấp, 80% lao động không có tay nghề phổ thông, nhận thức của một bộ phận nhân dân về Giáo dục chưa cao, là địa bàn trung tâm tuy có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn thách thức, tác động của những tệ nạn xã hội nhập vào nhà trường;

B.   NỘI DUNG:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Công tác kiểm tra nội bộ nhà trường là một hoạt động quản lý thường xuyên; là một yêu cầu tất yếu của quá trình đổi mới quản lý hiện nay. Công tác kiểm tra nội bộ nhằm giúp hiệu trưởng tìm ra những biện pháp đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh đối tượng kiểm tra; góp phần hoàn thiện, củng cố và phát triển nhà trường.

2. Công tác kiểm tra nội bộ phải đảm bảo thường xuyên, toàn diện, trực tiếp các nội dung đến các đối tượng trong nhà trường:

+ Đối với giáo viên, thông qua việc kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra thường xuyên, nhà trường đánh giá được thực trạng năng lực của mỗi cá nhân từ đó tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡ đội ngũ từng bước hoàn thiện năng lực sư phạm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

+ Đối với các ban tổ chuyên môn, bộ phận trong nhà trường, thông qua việc kiểm tra các nội dung, đối chiếu với các quy định để hiệu trưởng đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ, từ đó điều chỉnh kế hoạch, tư vấn, thúc đẩy các cá nhân, tập thể tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao; hiệu trưởng tự kiểm tra và tự điều chỉnh quá trình công tác góp phần thực hiện hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao của nhà trường.

3. Công tác kiểm tra nội bộ tại cơ sở phải được thực hiện trên nguyên tắc: Thủ trưởng vừa là chủ thể kiểm tra, kiểm tra cấp dưới theo chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục vừa là đối tượng được kiểm tra, công khai hoá các hoạt động và các thông tin quản lý nhà trường để ban kiểm tra nội bộ kiểm tra.

II. NHIỆM VỤ

          1. Nhiệm vụ trọng tâm:

Công tác kiểm tra nội bộ trường học cần tập trung các nội dung như tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chủ trương, kết quả thực hiện các cuộc vận động, phong trào của ngành và việc đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó trọng tâm nhất là việc kiểm tra hoạt động và chất lượng dạy học đối với mỗi nhà giáo và các ban tổ chuyên môn tương ứng với nhiệm vụ được phân công.

          2. Nhiệm vụ cụ thể

          a) Thành lập Ban kiểm tra nội bộ đủ khả năng tham mưu, phối hợp và triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nội bộ. Từng bước nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, trước hết là các thành viên ban kiểm tra nội bộ về các quy định trong quản lý nhà nước về giáo dục; góp phần thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

          b) Kế hoạch kiểm tra nội bộ sát thực tiễn, đảm bảo tính thường xuyên, liên tục và có tác dụng trong công tác kiểm tra.

c) Dưới sự điều hành trực tiếp của hiệu trưởng, ban kiểm tra nội bộ tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ theo kế hoạch. Đảm bảo đầy đủ các nội dung kiểm tra, thực hiện đúng mục tiêu; tránh bệnh hình thức, đối phó, không hiệu quả.

d) Ban kiểm tra nội bộ phối hợp, kết hợp chặt chẽ với ban thanh tra nhân dân để giải quyết kịp thời các nội dung liên quan; kiến nghị thủ trưởng đơn vị, đại diện các tổ chức đoàn thể xử lý đúng thẩm quyền và trách nhiệm kết quả kiểm tra, các biểu hiện sai sót, hạn chế để điều chỉnh kịp thời ngay từ cơ sở.

e) Đánh giá, điều chỉnh, bổ sung đầy đủ các kế hoạch trong năm học. Xử lý kết quả, báo cáo đánh giá toàn diện và đúc rút kinh nghiệm trong công tác kiểm tra nội bộ cho những năm tiếp theo.

III. NỘI DUNG KIỂM TRA

          1­. Kiểm tra toàn diện nhà trường:

          Trong năm học tiến hành kiểm tra kiểm tra toàn diện nhà trường theo Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo, 01 lần/năm, với các nội dung sau đây:

          a) Tổ chức cơ sở giáo dục: Số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; tình hình bố trí, sử dụng đội ngũ, tổ chức bộ máy nhà trường theo quy định;

b) Cơ sở vật chất kỹ thuật: Các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật: Số lượng, chất lượng, việc bố trí, sử dụng, bảo quản các phòng học và làm việc, trang thiết bị, khuôn viên, vệ sinh

c) Thực hiện kế hoạch giáo dục: Thực hiện kế hoạch giáo dục: Tuyển sinh, biên chế lớp; thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục được giao;

   Hoạt động và chất lượng giáo dục các môn văn hóa: Tổ chức giảng dạy, học tập, thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học; kiểm tra và đánh giá xếp loại, xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ; tình hình chất lượng giảng dạy của giáo viên và học sinh

  Thực hiện nội dung, chương trình giáo dục toàn diện: Đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, chăm sóc, nuôi dưỡng, công tác chủ nhiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp, công tác đoàn - đội - sao, hoạt động xã hội; kết quả xếp loại hạnh kiểm;

d) Công tác quản lý của hiệu trưởng: Xây dựng và triển khai thực hiện các loại kế hoạch; quản lý, bố trí sử dụng, bồi dưỡng, đánh giá xếp loại đội ngũ cán bộ, nhà giáo, nhân viên và người học; thực hiện chế độ chính sách; thực hiện Quy chế dân chủ, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác kiểm tra của hiệu trưởng theo quy định; tổ chức, tham gia các hoạt động xã hội; quản lý hành chính, tài chính, tài sản; công tác tham mưu, phối hợp và xã hội hóa giáo dục

đ) Các nhiệm vụ khác được giao.

e) Kết quả đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục trong nhà trường.

2. Kiểm tra chuyên đề nhà trường:

Trong năm học tiến hành kiểm tra kiểm tra chuyên đề nhà trường 01 lần/ năm, với các nội dung sau đây:

a) Kiểm tra thực hiện “3 công khai”: Công khai chất lượng giáo dục; công khai các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học và đội ngũ; công khai về thu, chi tài chính.

b) Kiểm tra việc thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo viên.

c) Kiểm tra việc thực hiện tự kiểm tra tài chính, kế toán theo hướng dẫn số 1469/HD-SGDĐT ngày 20 tháng 08 năm 2013 của Sở Giáo dục& Đào tạo Cần Thơ, về việc hướng dẫn quản lý thu, chi và các khoản thu khác ngoài học phí từ năm học 2013-2014;

d) Kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm theo thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và hướng dẫn số 681/HD-SGDĐT  ngày 18 tháng 04 năm 2013 của Sở giáo dục & Đào tạo thành phố Cần Thơ. Về việc hướng dẫn thực hiện quy định quản lý dạy thêm, học thêm.

e) Kiểm tra thực hiện các cuộc vận động, phong trào của Ngành.

g) Kiểm tra việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

3. Kiểm tra các tổ trong nhà trường:

Tiến hành kiểm tra kiểm tra các tổ chuyên môn, bộ phận: 01 lần/ tổ/ năm với các nội dung sau đây:

- Xem xét, đánh giá năng lực, uy tín của tổ trưởng, cán bộ phụ trách bộ phận.

- Xem xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ như: xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, đôn đốc kiểm tra,…hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ, các công việc của nhà trường và ngành giáo dục đã triển khai, thông qua hồ sơ, sổ sách và hoạt động của các thành viên tổ, bộ phận.

Kiểm tra tổ chuyên môn, chủ yếu là kiểm tra các nội dung liên quan đến tổ chức dạy học, giáo dục học sinh; Kiểm tra chuyên đề các bộ phận chủ yếu là kiểm tra các nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của bộ phận đó

4. Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên:

Trong năm học tổ chức kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo theo Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo, ít nhất 1/3 tổng số giáo viên/ năm. Kết hợp cùng thời điểm với kiểm tra toàn diện nhà trường, để có cơ sở tổng hợp, đánh giá từng cá nhân hoặc bộ phận, tổ chuyên môn, đánh giá nhà trường theo nội dung tương ứng, với các nội dung sau đây:

          a) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

- Tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động.

- Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và học sinh.

b) Kết quả công tác được giao

- Thực hiện quy chế chuyên môn. 

- Kiểm tra giờ lên lớp: Dự giờ tối đa 3 tiết, nếu dự 2 tiết không xếp cùng loại thì dự tiết thứ 3.

- Kết quả giảng dạy và giáo dục học sinh: Điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá môn học của học sinh từ đầu năm đến thời điểm kiểm tra; kiểm tra việc  khảo sát chất lượng; so sánh kết quả học sinh do giáo viên giảng dạy với các lớp khác trong trường.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao: Công tác chủ nhiệm, công tác kiêm nhiệm khác, tham gia các cuộc vận động, các phong trào.

5. Kiểm tra học sinh:

Ban kiểm tra nội bộ thông qua việc kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ theo đề chung của các tổ để đánh giá chất lượng  học sinh. Từ kết quả đó làm cơ sở xem xét đánh giá mức độ chuyển biến về chất lượng giảng dạy, giáo dục của giáo viên, của tổ hoặc nhà trường một cách chính xác, khách quan.

          IV. ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI

Sau kiểm tra các nội dung trên, ngoài việc nhận xét, đánh giá ưu điểm, nhược điểm , đưa ra các kiến nghị, đề xuất các nội dung cho đối tượng kiểm tra phải thực hiện, kiểm tra viên xếp loại mức độ hoàn thành các nội dung theo 4 mức: Tốt, Khá, Trung bình, Kém.

Các căn cứ để đánh giá xếp loại: Theo Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo; công văn số 10227/THPT ngày 11/9/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đánh giá và xếp loại giờ dạy ở bậc trung học phổ thông, Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 09/02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đánh giá, xếp loại giáo viên trung học; Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 về việc ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông và Quy chế chuyên môn trường THCS thị trấn Thới Lai, Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên trong nhà trường, các loại hồ sơ - sổ sách chuyên môn;

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trên đây là kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học năm học 2013 - 2014, các Bộ phận, Ban tổ chuyên môn, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vấn đề nẩy sinh, vướng mắc cần báo cáo kịp thời về Ban giám hiệu để được hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời.

                                                                             

      HIỆU TRƯỞNG

 

ĐÃ KÝ


PHẠM VĂN LỤC

 

 

Nơi nhận:       

- Phòng GD&ĐT (báo cáo);

- BLĐ nhà trường, (thực hiện);

- Thành viên ban kiểm tra nội bộ (thực hiện);

- Lưu: VP.

           

 

 

 

 

 

 

 

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC


MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA


NĂM HỌC  2013 - 2014



  + Tháng 8/2013

  - In ấn hồ sơ kiểm tra, tập huấn nghiệp vụ thanh tra.

          - Thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học kết hợp với Ban Thanh tra nhân dân xây dựng kế hoạch.

  - Kiểm tra thư viện và thiết bị, phân công chuyên môn đầu năm.

  + Tháng 9/2013

          - Kiểm tra chuyên đề về công tác tuyển sinh lớp 6.

          - Triển khai kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học năm học 2013-2014. 

   + Tháng 10/2013

          - Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo: 05 GV, kiểm tra tổ Toán, Lý -CN, Hóa - Sinh - TD;

  + Tháng 11/2013

          - Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo: 05 GV, kiểm tra tổ Văn, Sử Địa, Anh văn, Văn phòng,

          - Kiểm tra việc thực hiện phong trào “Trường học thân thiện học sinh tich cực’’.

  + Tháng 12/2013

          - Kiểm tra việc thực hiện nghị quyết hội nghị cán bộ công chức HKI. kiểm tra chuyên đề nhà trường học kỳ I.

  + Tháng 01/2014

          - Kiểm tra các bộ phận: Chuyên môn, Cơ sở vật chất, Công đoàn, Đoàn đội, Giám thị- Tư vấn, Thư viện, Thiết bị

          - Báo cáo công tác kiểm tra nội bộ về PGD&ĐT.

  + Tháng 02/2014

          - Kiểm tra chuyên đề hồ sơ học sinh, cấp phát văn bằng chứng chỉ..

  + Tháng 3/2014

          - Kiểm tra toàn diện nhà trường, kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo 15 giáo viên.

          - Kiểm tra việc thực hiện phong trào “ Xanh – sạch – đẹp’’.

  + Tháng 4/2014

          - Kiểm tra việc thực hiện chương trình.

          - Kiểm tra quỹ Công đoàn, quỹ học phí, quỹ vận động PHHS, quỹ phúc lợi, cấp phát lương, quy mô…

  + Tháng 5/2014

          - Báo cáo công tác kiểm tra nội bộ về Phòng GD&ĐT.

          - Kiểm tra việc xét tốt nghiệp học sinh lớp 9, đánh giá xếp loại học sinh cuối năm học;

  + Tháng 6,7/2014

          - Tổng kết công tác kiểm tra nội bộ.

          - Kiểm tra công tác tu sửa hoặc xây dựng mới CSVC nhà trường.

 


Về trước Gởi email cho bạn bè In ấn
Lượt xem (2102)bình luận (0) Đánh giá bài viết (6)
Tin mới hơn
Tin cũ hơn

Trường Trung Học Cơ Sở Thị Trấn Thới Lai
Điện thoại: 02923.689 369 - 02923. 681 369 - 02923 680 879
E-Mail thcsthitranthoilai@cantho.edu.vn
Website: thcs-ttthoilai-cantho-edu.vn

Thiết kế và phát triển bởi Miền Tây Net