MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS
Nhìn chung, nếp sống trong gia đình Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định và được cả cộng đồng xã hội tôn trọng. Sống gắn bó với gia đình trong môi trường văn hoá và với những mối quan hệ đạo đức đã trở thành chuẩn mực xã hội vẫn là lối sống được nhiều người tán thành, khẳng định và coi đó là đạo lý. Nhưng trong những năm gần đây, đạo đức học sinh xuống cấp qua các biểu hiện : Nhàu (xé) bài kiểm tra trước mặt thầy cô khi bị điểm thấp, quay cóp, nói tục, chửi thề,… đang là thực tế diễn ra hiện nay.
Vấn đề đặt ra ở đây là vì sao đạo đức học sinh lại xuống cấp như thế, trong khi môn GDCD, giáo dục đạo đức vẫn được dạy liên tục từ Tiểu học đến các bậc cao hơn. Rõ ràng, cuộc sống vật chất còn khó khăn gian khổ, học sinh ngoan hơn bây giờ. Hồi nhỏ nói dối là một lỗi rất nặng, hầu như em nhỏ nào cũng được căn dặn từ bé. Ngày nay, hàng ngày các em đi học xảy ra nhiều vụ đánh nhau, hút thuốc, uống rượu, tiêu tiền, trong và ngoài trường học, lười học, bỏ học,… xảy ra ngày càng nhiều, mức độ ngày một lớn, ý thức đạo đức của học sinh càng đi xuống. Vì sao như vậy ? Liệu có phải xem xét lại công tác giáo dục đạo đức học sinh của mỗi chúng ta – người thầy trong nhà trường. (Xin được đề cập đến đến môn học GDCD chương trình giáo dục đạo đức học sinh cao nhất ở các cấp học. Rõ ràng, chương trình giáo dục đạo đức được dạy xuyên suốt từ bé đến lớn. Bậc mầm non là giáo dục lễ, giáo ; bậc Tiểu học là môn học đạo đức ; bậc THCS là môn GDCD. Chương trình sách giáo khoa môn GDCD hơi nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng sống, không tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách học sinh.
Chương trình học rất nhiều và rất khó nhớ, khó nhập tâm. Trên lớp, giáo viên chỉ lo truyền thụ kiến thức, quan hệ thầy – trò nhợt nhạt. Về nhà, cha mẹ bận lo công việc, trẻ không được trang bị những kỹ năng tối thiểu cũng như cách ứng xử trong cuộc sống.
Con đi học về cha mẹ chỉ hỏi xem được bao nhiêu điểm, chứ không quan tâm xem con học thế nào, chơi với ai, chơi ra sao,… Bố mẹ quan tâm đến con không đúng cũng sẽ làm con hư. Trong nhà trường, thầy – cô chỉ chú trọng nhiều đến việc dạy kiến thức mà coi nhẹ việc dạy đạo đức, trong khi đó đúng ra việc dạy đạo đức phải được đặt lên trên “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Tiết học đạo đức trong nhà trường ngày càng ít, đây chính là vấn đề khiến các em bị ảnh hưởng rất nhiều. Ở trong nhà trường đi từ nền nếp, những nền nếp đó lại không xuất phát từ ý thức của học sinh mà hầu hết chỉ là sự đối phó. Chính vì thế, nhiều học sinh hiện nay hầu như không biết đến chữ “lễ”, môn GDCD trong trường phổ thông hầu như ít có bài giáo dục về đạo đức.
Chương trình giáo dục của chúng ta có ảnh hưởng đến gia đình và xã hội một tác động rất lớn đến nhận thức của học sinh. Nếu ở trường học sinh được dạy bao nhiêu lời hay lẽ phải thì chỉ cần bước ra cổng trường thì bao nhiêu điều xảy ra không hay trước mắt : Tình trạng giao thông hỗn độn, chen lấn, các quán nhậu, bến xe ôm, tụ điểm game, chửi thề, cãi nhau tràn lan. Khi ở nhà thì một ít gia đình các em được nghe và chứng kiến các sự kiện bất hoà của cha mẹ, của hàng xóm,… tất cả những điều đó đã tác động đến các em. Người ta nói “Học điều tốt thì rất lâu, nhưng học điều xấu thì rất nhanh”.
Để khắc phục những vấn đề trên, tất cả các GVBM (nhất là GVBM Ngữ văn, GDCD) cần kết hợp với GVCN để dạy các em, giúp các em định hướng nhận thức tâm lý, hành vi của mình, phải xây dựng lại cái nền đạo đức cho học sinh, đi vào những bài học cụ thể, đúng hoàn cảnh, đúng tâm lý, có như vậy mới hy vọng xoá dần được sự xuống cấp đạo đức.
Một lý do không nhỏ góp phần vào sự suy thoái đạo đức của các em, đó là sự thiếu trách nhiệm của một ít cha mẹ lo chạy theo cuộc sống mưu sinh hàng ngày, đành rằng ai cũng phải kiếm sống, tuy nhiên đừng để đồng tiền hình thành nhân cách của mình và của con mình, vẫn còn một số phụ huynh ứng xử không tốt khi quan hệ với giáo viên.
Hình thành nhân cách, đạo đức cho các em bằng chính bản thân các nhà giáo dục, quý thầy cô, quý bậc phụ huynh học sinh, vì những người này là cái đích mà các em đang kiểm nghiệm để có phẩm chất đạo đức tốt.
+ Nguyên nhân :
- Từ phía gia đình – nhà trường – xã hội :
* Gia đình khá giả cưng chìu con, cho tiền theo yêu cầu của con. Một số gia đình không còn là tổ ấm, chăm sóc và giáo dục con không đến nơi đến chốn, thiếu gương mẫu,… dẫn đến tình trạng các em không chỗ dựa, tham gia vào các tệ nạn rồi bị phạm tội.
* Nhà trường : Cơ sở vật chất thiếu thốn, xuống cấp làm ảnh hưởng đến việc dạy và học. Trên lớp giáo viên chỉ truyền thụ kiến thức theo sách giáo khoa không có thời gian giáo dục về lẽ sống; giao tiếp, ứng xử, xưng hô thiếu tôn trọng. Chứng tỏ “Nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người”.
* Xã hội : Nhiều tụ điểm vui chơi : bida, game, tạo điều kiện cho các em lười học, bỏ học.
- Nội dung giáo dục :
+ Chưa quan tâm đầy đủ các biện pháp giáo dục, khi truyền thụ kiến thức cho các em còn nhồi nhét, áp đặt ( do chương trình và nội dung bài học dài ).
+ Việc tuyển dụng giáo viên đang nặng về trình độ học lực, xem nhẹ lòng yêu nghề, chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng sư phạm và nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo. (Bởi vì thầy cô giáo là tấm gương sáng về tinh thần vượt khó, tự học tự rèn, hết lòng vì học sinh thân yêu, có lối sống gương mẫu, ý thức kỷ luật, năng lực chuyên môn,… của người thầy đã đang và mãi mãi có sức hút lớn nhất, mạnh nhất, cao qúy nhất với tất cả học sinh và phụ huynh.
+ Chưa chú trọng việc phổ biến tuyên truyền pháp luật, cần nêu gương các cá nhân điển hình tốt để lấn át cái xấu, kết hợp với chính quyền địa phương quản lý tốt các tụ điểm vui chơi giải trí không lành mạnh.
+. Giải pháp :
Đạo đức học sinh xuống cấp là một nỗi đau thực sự, nó không chỉ tác hại với trật tự xã hội mà còn ảnh hưởng tới tương lai của đất nước. Đòi hỏi mỗi chúng ta, các cấp lãnh đạo mọi thành phần không thể lơ là, tìm ra giải pháp trực tiếp tham gia công tác giáo dục:
- Rèn luyện phẩm chất đạo đức, từ đó tiến tới việc phát triển con người toàn diện, đạo đức không chỉ có ở những bài học luân lý mà còn tạo cho các em có thói quen tính kỷ luật và hứng thú trong học tập. Một khi các em đã tìm ra được sự hứng thú lành mạnh ở lứa tuổi học trò thì nếp sống buông thả, đua đòi sẽ tự động mất đi. Giáo dục các em tính bình đẳng không phân biệt giàu nghèo.
- Giảm nhẹ gánh nặng học phí : Mặc dù có chế độ giảm - miễn, nhưng vẫn là mối lo cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đông con đi học.
- Đầu tư về cơ sở vật chất, tăng cường mua sắm trang thiết bị phục vụ tốt cho công tác dạy và học.
- Ngành giáo dục mở lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên theo chu kỳ để nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn phù hợp với việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
Giáo dục đạo đức học sinh không chỉ là trách nhiệm của Ngành giáo dục mà còn tập hợp đông đảo các tổ chức, đoàn thể xã hội, cộng đồng, gia đình cùng tham gia tích cực vào công tác này. Ngoài việc giáo dục đạo đức các em còn phải lồng ghép các hoạt động thường ngày : học tập, vui chơi giải trí, tạo ra môi trường sống lành mạnh, kính trọng ông bà, nhớ ơn cha mẹ, vợ chồng hoà thuận, anh em đùm bọc,…. Là những tình cảm tự nhiên, tốt đẹp cần được giữ gìn củng cố và phát huy, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội và đây cũng là nhiệm vụ có vị trí chiến lược lâu dài của xã hội.
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................