UBND HUYỆN THỚI LAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 37 /HD.PGD&ĐT Thới lai, ngày 06 tháng 09 năm 2011
Về một số qui định cho công tác
kiểm tra đánh giá chuyên môn đối với
cán bộ quản lý & giáo viên cấp THCS
Kính gửi:
Hiệu trưởng các trường THCS trong huyện.
Nhằm nâng cao công tác quản lý chuyên môn đối với bậc học THCS trong năm học 2010 - 2011. Nay, Phòng GD&ĐT huyện Thới Lai quy định chung một số vấn đề kiểm tra, đánh giá công tác chuyên môn đối với cán bộ quản lý và giáo viên bậc THCS cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kiểm tra đánh giá là một hoạt động quan trọng trong công tác quản lý và giảng dạy. Có thể nói, không có kiểm tra đánh giá coi như không có hoạt động quản lý và giảng dạy trong trường học nói chung và trong các trường THCS nói riêng.
- Kiểm tra đánh giá nhằm: Xem xét các quyết định, các phương án của nhà quản lý phù hợp với thực tiễn, có khả thi hay không? Đồng thời xem xét việc thực thi của cấp dưới để qua đó đánh giá động viên cũng như uốn nắn kịp thời những lệch lạc, sai phạm qui chế chuyên môn. Kiểm tra ngoài mục đích đánh giá, điều quan trọng hơn là phải “Tư vấn” và “Thúc đẩy” cho đối tượng được kiểm tra.
II. NỘI DUNG:
1- Đối tượng kiểm tra:
Phó hiệu trưởng, các tổ chuyên môn, giáo viên có tham gia giảng dạy.
2- Nội dung kiểm tra:
a) Đối với phó hiệu trưởng:
+ Kiểm tra hồ sơ bao gồm: Sổ kế hoạch chuyên môn, Sổ kiểm tra giáo viên, Sổ ghi biên bản họp chuyên môn, Sổ phân công dạy thay, Sổ lưu công văn chuyên môn, Sổ gọi tên ghi điểm, Sổ ghi đầu bài.
+ Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoạt động (tính toàn diện, tính trọng tâm, trọng điểm, đột phá, tính thiết thực khả thi, tính thời điểm).
+ Kiểm tra việc tổ chức triển khai việc thực hiện kế hoạch năm học.
b) Đối với tổ trưởng chuyên môn:
+ Kiểm tra hồ sơ của tổ bao gồm: Sổ kế hoạch của Tổ, Sổ nghị quyết của Tổ (Sổ ghi biên bản các cuộc họp của Tổ), Sổ theo dõi tình hình Tổ chuyên môn (Sổ duyệt giáo án, Sổ công văn đi và đến. Sổ dự giờ đánh giá giáo viên, xếp loại thi đua giáo viên…)
+ Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoạt động (tính toàn diện, tính trọng tâm, trọng điểm, đột phá, tính thiết thực khả thi, tính thời điểm).
+ Kiểm tra công tác tự kiểm tra của các tổ chuyên môn.
c) Đối với giáo viên:
+ Kiểm tra trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên:
- Nắm vững mục tiêu chương trình, nội dung giảng dạy.
- Nắm vững kiến thức kĩ năng phục vụ bài giảng.
- Phong cách ứng xử của thầy đối với trò và ngược lại.
- Cấu trúc của bài giảng.
- Đạt được các mục tiêu của bài giảng
+ Kiểm tra năng lực sư phạm:
- Lựa chọn phương pháp giảng dạy.
- Biết hình thành rõ ràng các mục tiêu, chỉ dẫn và yêu cầu rõ ràng.
- Chọn và sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp.
- Phân bổ thời gian hợp lý.
+ Các biện pháp tổ chức thúc đẩy học sinh làm việc:
- Biết cách nêu vấn đề.
- Có ý thức lật lại vấn đề.
- Biết kích thích học sinh làm việc cá nhân, theo nhóm.
+ Kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn:
- Soạn giáo án (đủ số lượng, đảm bảo thời gian và nội dung).
- Thực hiện chương trình (đúng tiến độ, đủ không dồn, xén, thay đổi)
- Kiểm tra đánh giá HS (đủ số bài, đề kiểm tra phù hợp, chấm bài công bằng sửa chữa lỗi cho học sinh, trả bài đúng thời gian quy định, có đổi mới hình thức kiểm tra)
- Thực hành thí nghiệm (đầy đủ)
- Tham gia học bồi dưỡng đầy đủ, có ý thức.
+ Kiểm tra kết quả học tập của HS
- Tỉ lệ học sinh lên lớp năm học trước.
- Tỉ lệ học sinh đã tốt nghiệp (nếu có).
- Kết quả bồi dưỡng HS giỏi (nếu có).
- Kết quả các bài kiểm tra
- Kết quả kiểm tra khảo sát trực tiếp của người kiểm tra.
3- Phương pháp, hình thức kiểm tra:
a) Số lần kiểm tra:
+ Đối với Phó hiệu trưởng và các Tổ trưởng chuyên môn được kiểm tra 3 lần trong năm học: cuối tháng 9, đầu HKII và cuối năm học.
+ Đối với giáo viên: mỗi năm ít nhất 03 lần: cuối tháng 9, đầu học kỳ II và cuối năm học (không nhất thiết phải kiểm tra tất cả các nội dung cùng một lúc).
b) Lực lượng kiểm tra:
+ Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn các thanh tra viên theo kế hoạch hoặc theo Quyết định của Phòng Giáo dục – Đào tạo.
c) Hình thức kiểm tra:
+ Kiểm tra đột xuất
+ Kiểm tra định kỳ có kế hoạch thanh, kiểm tra.
d) Xếp loại sau kiêm tra:
+ Có 4 mức xếp loại: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu (Vận dụng theo Hướng dẫn 3040 của Bộ Giáo dục – Đào tạo)
e) Xử lý kết quả kiểm tra:
+ Kiểm tra phải có biên bản, phải có bút phê vào hồ sơ, tài liệu đã được kiểm tra (Kiểm tra tổ chuyên môn có biên bản chung cho toàn cấp, kiểm tra toàn diện giáo viên thống nhất ghi vào hồ sơ thanh tra đã được phát hành).
+ Kiểm tra đột xuất nhà trường tự thiết kế biên bản.
+ Kết quả kiểm tra được đánh giá, thông báo cho toàn thể hội đồng và ghi vào phiếu đánh giá công chức. Lấy kết quả kiểm tra để đề xuất hình thúc đãi ngộ, bổ nhiệm sử dụng cán bộ giáo viên.
f) Kiểm tra nhất thiết phải có đánh giá, tư vấn và thúc đẩy:
Trên đây là một số qui định về công tác kiểm tra và đánh giá chuyên môn, đề nghị các đơn vị trường thực hiện theo đúng qui định của công văn, nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của huyện nhà.
Nơi nhận: TRƯỞNG PHÒNG
- Như kính gửi;
- Lưu VP. (Đã Ký)
Nguyễn Ngọc Sơn