Ngày tháng trôi qua rất lẹ làng
Chưa nguôi lửa hạ, gió thu sang
T |
hu! Mùa lá vàng rơi lã tả, có những ngọn gió heo may hiu hắt, có những cơn mưa lất phất dưới nền trời ảm đạm làm se thắt lòng người có nhiều tâm sự riêng tư. Tôi quên sao được năm 1976 – 1977 Tôi là học sinh lớp 6 của trường THCS Thị trấn Thới Lai cho đến nay 34 năm trôi qua nhưng tôi không quên được những kỉ niệm ngày xưa ấy.
Lúc ấy nhà xa trường, đường xá khó đi, nhất là khi lũ về việc học của tôi càng vất vả hơn, có khi phải bơi xuồng đến lớp, tôi nhớ rất rõ thầy Hoàng dạy môn sinh, thầy giảng bài rất sôi nỗi nhiệt tình và vẽ hình rất đẹp. Tôi quên sau được thầy Nguyễn Đình Huề dạy tôi môn toán năm lớp 8, giọng đọc ngọt ngào của cô Sương qua bài “Dế mèn phiêu lưu ký”. Và rồi tôi lại trở thành cô giáo!
Trường yêu ơi! Hôm nay tôi trở lại.
Có vui không mà lặng lẽ đứng nhìn?
Tôi bây giờ không phải dáng nữ sinh
Mà cô giáo đang đứng trên bụt giảng.
Tôi nhớ mãi năm 1986 chủ nhiệm lớp 8A, trong lớp có em Quân là cá biệt nhất: tóc dài, nói chuyện, không thuộc bài, không làm bài tập, tôi đã tìm hiểu những nguyên nhân và hoàn cảnh gia đình em. Biết em gặp khó khăn tôi đã cho tiền để em hớt tóc. Tuy nhiều lần em thất hứa nhưng cuối cùng em đã thực hiện tốt, tôi đã tỏ lời khen ngợi em trước lớp em đã nở nụ cười thật tươi. Sau đó tôi tiếp tục động viên và nhắc nhở cả lớp phấn đấu hơn trong học tập nếu tiến bộ tôi sẽ có quà thưởng cho em cũng như các học sinh khác. Từ đó, việc học của các em có chiều hướng đi lên, tuy không xuất sắc nhưng các em đã ý thức được phần nào trong việc học.
Sau năm học ấy, tôi nhận ra rằng giáo dục học sinh không phải là dùng những lời la mắng mà dùng tình thương để cảm hoá thì kết quả sẽ tốt hơn. Nghĩ vậy, nhưng có lần tôi đã vấp phải một sai lầm mà cho mãi đến bây giờ 26 năm trong nghề tôi vẫn không quên.
Hồi năm chủ nhiệm lớp 6A1, nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn 26 - 3 Trường tổ chức cắm trại và cho học sinh ngủ tại trại qua đêm, tối đêm ấy quá 22h rồi mà học sinh nữ lớp tôi vẫn còn cự cãi la khóc vì bị bọn con trai bứt dây mùng không cho ngủ, tôi đã nhắc nhở nhiều lần nhưng các em không nghe. Tức quá tôi hỏi: “ Ai chọc phá các bạn nữ?” một học sinh đã thú nhận, đó là Trương Ngọc Ẩn cậu học trò có thân hình nhỏ bé nhưng nghịch ngợm, tôi bảo em cúi xuống và đánh em 3 roi vào mông, còn bắt em xin lỗi các bạn, có lẽ do đánh đau nên em đã khóc và khóc thật nhiều… Đánh xong, tôi trở về chỗ nằm nghỉ, mười phút sau không gian im ắng lạ thường chỉ có tiếng gió thổi, dế kêu, nghe buồn, có phải chăng đó cũng chính là lòng tôi đang thắt lại.
|
|
Tôi nghĩ nhà trường tổ chức cắm trại để học sinh vui chơi và cũng giáo dục cho học sinh làm quen với môi trường tập thể, gắn chặt thêm tình đoàn kết giữa bạn bè với nhau. Tại sao tôi lại đánh em mà không có biện pháp gì khác? Suốt đêm dó, tôi không sao ngủ đuợc, còn Ẩn không biết em nghĩ gì? Có hận tôi không? Nhưng cuối năm học ấy em đã chuyển trường xuống Cần Thơ, từ đó tôi không còn gặp em nữa!
Thời gian trôi qua, tôi vẫn âm thầm làm người lái đò đưa khách sang sông và một điều làm tôi rất vui là học trò của tôi giờ đây có những em là đồng nghiệp của mình như: Anh Tuấn, Kim Phụng, Tiến Vũ, Quang Nhựt, Thuý Loan, Hồng Thái, Thị Cúc, Bá Duy … Có đứa đã trở thành Bác sỹ như Ngọc Lân con Cô Loan dạy cùng trường. Có nhiều đứa đã làm việc trong các tổ chức chính quyền, đoàn thể như Thiện Ân, Văn Bé. Có đứa cũng vất vả quanh năm với ruộng đồng vì hoàn cảnh gia đình phải nghỉ học sớm như em Tiền, em Dương. Có đứa vì mưu sinh phải đi bán từng tờ vé số như em Tấn ở Thị trấn Thới Lai. Có đứa là chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc và đã ra đi, đi mãi không về, đi theo tiếng gọi của hồn thiêng sông núi, còn đứa học trò bị tôi phạt ngày xưa giờ đã trở thành một doanh nhân thành đạt mà tôi vừa biết qua lời kể của học sinh cũ trong lần Đại hội phụ huynh đầu năm, được tin ấy, tôi thấy lòng mình nhẹ nhỏm.
Trải qua bao gió mưa, mái tol đã phai màu nhưng trường tôi vẫn đứng vững hiên ngang, che chở cho bao mái đầu xanh vươn lên học tốt. Học trò của tôi giờ đã trưởng thành và đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Những người là đồng nghiệp của tôi, luôn cùng tôi gắn bó tạo thành một tập thể đoàn kết cùng nhau vượt khó thực hiện “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Tôi nguyện đem hết khả năng và sức lực để cống hiến mãi cho sự nghiệp trồng người:
Thới Lai ơi, trường học của tôi ơi!
Mãi mãi khắc ghi đến trọn đời
Dù có khó khăn bao vất vả,
Vẫn vững tay chèo giữa biển khơi.