Trường Trung Học Cơ Sở Thị Trấn Thới Lai
Tổng lượt truy cập: 956904
Đang truy cập: 45
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan
Theo: Nguyễn Việt Sĩ – P. Hiệu trưởng - Cập nhật ngày: 21/12/2011 - 15:33:16

V

ấn đề giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở là tiếp tục phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản của nhân cách con người. Tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống, tội phạm và bạo lực trong một số học sinh xảy ra gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội. Biểu hiện đầu tiên về sự lệch lạc đạo đức, lối sống đáng lo ngại trong học sinh hiện nay là sự thiếu tôn trọng thầy cô, xem nhẹ kỉ luật nhà trường, học tập không nghiêm túc, chất lượng giảm sút…Nhà trường, giáo viên cũng đã có nhiều biện pháp uốn nắn, giáo dục, nhưng chưa có hiệu quả. Trước tình hình như vậy, là cán bộ quản lý, bản thân luôn trăn trở và cố tìm ra biện pháp tối ưu nhằm giáo dục đạo đức học sinh trở thành con ngoan trò giỏi.

          Nguyên nhân dẫn đến học sinh vi phạm đạo đức là do: Cơ chế thị trường phát triển nó kéo theo một bộ phận không lành mạnh. phim ảnh bạo lực, những tụ điểm ăn chơi, … Làm cho các em không tự chủ, tham gia không ý thức dần dần tiêm nhiễm và trở thành học sinh hư hỏng. Một số gia đình thiếu quan tâm, không tạo điều kiện cho các em học tập, chất lượng học tập bị ảnh hưởng, học yếu thua sút bạn bè dẫn đến chán học - bỏ học. Một số gia đình khó khăn vì đời sống kinh tế, cha mẹ phải lao động vất vả không quan tâm đến việc học tập của con em, phó mặc cho nhà trường, có gia đình buộc con cái phải lao động, … Các em không có thời gian học tập - đến lớp lo lắng sợ thầy cô kiểm tra bài, mắc cỡ với bàn bè, từ đó phát sinh tâm lý sợ học, nên bỏ giờ - trốn tiết, có gia đình kinh tế không khó khăn nhưng chỉ lo làm giàu, bỏ mặc con cái, không quan tâm đến việc học tập, kể cả những thói hư tật xấu của con mình, ít quan tâm, chưa răn dạy các em từ những lỗi vi phạm nhỏ đến lớn. Một số gia đình cha mẹ bất hoà, cải vả, to tiếng, làm cho các em cũng dần bị ảnh hưởng: Ức chế tâm lý, bỏ nhà đi rong, chán nản bỏ học. Với môi trường giáo dục của gia đình như vậy, học sinh khó có thể trở thành con ngoan trò giỏi, nếu không có sự động viên kịp thời của bạn bè, nhà trường và thầy cô giáo.

           Từ những nguyên nhân trên tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng học sinh vi phạm đạo đức trong nhà trường hiện nay.

23

 

          Để cho học sinh biết được việc tự đánh giá hành vi của mình trong quá trình rèn luyện đạo đức, tác phong từ đó các em  tránh được những vi phạm mắc phải., trong sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ, cần hướng dẫn giúp các em  thực hiện tốt nội quy nhà trường, việc đánh giá nhận xét phải chu đáo khách quan, cần nêu gương người tốt việc tốt để các em noi theo.

          Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm lớp cần cho các em sinh tham gia sinh hoạt ngoại khoá, tạo sự gần gũi và chia sẻ, giúp đỡ , tạo mối quan hệ thân thiết giữa bạn bè, thầy trò. Giáo viên chủ nhiệm không nên nặng quá về phê bình kiểm điểm mà phải giúp các em tự tìm ra nguyên nhân đã mắc phải sai lầm, vi phạm mà tự mình điều chỉnh hành vi. Khi thấy các em có những biểu hiện tốt như: Có chuẩn bị bài, tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài .. Thì cần khen ngợi, khuyến khích động viên, từ đó các em có hứng thú trong học tập.

          Giáo dục học sinh cần thực hiện tốt môi trường giáo dục: Nhà trường - Gia đình- Xã hội. Giáo viên chủ nhiệm nên cho các em sinh hoạt, học tập theo nhóm có cùng hoàn cảnh, sở thích, ước mơ,… Lôi kéo các em hoà nhập vào các cuộc vui chơi bổ ích, quên đi mặc cảm, xây dựng tập thể vững mạnh. Ngoài ra, có thể vận động gia đình của nhóm bạn tốt tham gia vào việc giúp đỡ những học sinh, tạo điều kiện cho các em có nhóm học tập ở nhà, việc làm này là cả một cố gắng trong đó vai trò của giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm là người tham gia thường xuyên trong giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh.

          Có thể nói, để trong mỗi chúng ta và thế hệ con cháu ai cũng có ý thức cộng đồng, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội, có năng lực “tự hoàn thiện nhân cách” chúng ta cần phải nêu cao trách nhiệm, gia đình thật sự là tổ ấm và là tế bào lành mạnh của xã hội. Vì vậy, giáo dục đạo đức, nếp sống gia đình văn hóa truyền phải được xác định là nhiệm vụ có vị trí chiến lược lâu dài. Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt nói: “Đất nước không phải của riêng ai, nên mọi thành phần có thiện chí và khả năng đều phải được và có quyền góp sức”.

Về trước Gởi email cho bạn bè In ấn
Lượt xem (2542)bình luận (0) Đánh giá bài viết (6)
Tin mới hơn
Tin cũ hơn

Trường Trung Học Cơ Sở Thị Trấn Thới Lai
Điện thoại: 02923.689 369 - 02923. 681 369 - 02923 680 879
E-Mail thcsthitranthoilai@cantho.edu.vn
Website: thcs-ttthoilai-cantho-edu.vn

Thiết kế và phát triển bởi Miền Tây Net