PHÒNG GD HUYỆN THỚI LAI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II
Trường THCS Thị Trấn Thới Lai Năm Học: 2009- 2010
ĐỀ CHÍNH THỨC |
MÔN: SINH HỌC
Thời gian : 45 phút ( Không kể thời gian phát đề)
ĐIỂM |
CHỮ KÍ CỦA GIÁM KHẢO |
MÃ PHÁCH |
|
Giám khảo 1:………………………………….. ………………………………………………… Giám khảo 1:………………………………….. …………………………………………………
|
|
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 4 ĐIỂM).
Hãy khoanh tròn vào chữ cái a, b, c, d đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Đặc điểm của tia tử ngoại là:
a. Tác dụng mạnh |
b.Xuyên qua các lớp mô và có tác dụng kéo dài |
c. Không có khả năng xuyên sâu. |
d. Tất cả các đặc điểm trên điều đúng. |
Câu 2: Người ta thường dùng loại hóa chất nào dưới đây để gây đột biến đa bội:
a. Nitrôzô mêtyl urê |
b. Êtyl mêtal sunfônat |
c. Nitrôzô êtyl urê |
d. Cônsixin. |
Câu 3: Trên thực tế, chọn giống bằng gây đột biến khó áp dụng có hiệu quả ở động vật bậc cao vì:
a. cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể |
|
c. Dễ gây chết khi xử lý bằng tác nhân lý hóa |
|
b. Cơ thể có phản ứng nhanh va tính nhạy cảm mạnh
d. Cả a,b, c điều đúng
Câu 4: Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa:
a. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau |
b. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau và mang kiểu gen khác nhau. |
c. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây. |
d. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau nhưng mang kiểu gen khác nhau. |
Câu 5: Hiện tượng dưới đây xuất hiện do giao phối gần là:
a. Con ở đời F1 luôn có đặc điểm tốt. |
b. Con luôn có nguồn gen tốt của bố mẹ. |
c. Xuất hiện quái thai dị tật ở con. |
d. Con thường sinh trưởng và phát triển tốt hơn bố mẹ. |
Câu 6: Trong chọn giống sản xuất, việc ứng dụng của tự thụ phấn và giao phố cân huyết nhằm mục đích:
a. Tạo ra các dòng thuần để dùng làm giống. |
b. Cũng cố 1 tính trạng mong muốn nào đó ở vật nuôi và cây trồng. |
c. Phát hiện và loại bỏ gen xấu khỏi quần thể. |
d. Cả 3 mục đích nêu trên. |
Câu 7: Ưu thế lai là hiện tượng:
a.Con lai giảm sức sinh sản so với bố mẹ |
b.Con lai có tính chống chịu kém hơn so với bố mẹ |
c. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ |
d. Con lai duy trì kiểu gen vốn có ở bố mẹ. |
Câu 8: Khi thực hiện lai giữa các dòng thuần mang kiểu gen khác nhau thì ưu thế lai rõ nhất ở thế hệ con lai:
a. Thứ nhất |
b. Thứ hai |
c. Thứ ba |
d. Mọi thế hệ |
Câu 9: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai của phép lai nào sau đây:
a. AABBCC x AABBCC |
b. AABBCC x Aabbcc |
c. AAbbCC x aaBBcc |
d. aabbcc x aabbcc |
Câu 10: Trong chăn nuôi, để tận dụng ưu thế lai, người ta dùng phương pháp lai nào sau đây:
a. Giao phối cận huyết |
b. Lai kinh tế |
c. Lai phân tích |
d. Giao phối ngẫu nhiên |
Câu 11: Yếu tố nào dưới đây là của nhân tố hữu sinh:
a. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.
b. Chế độ khí hậu, nước, ánh sáng
c. Con người và các sinh vật khác
d. Các sinh vật khác và ánh sáng
Câu 12: Ưu điểm của chọn lọc hang loạt là:
a. Ứng dụng có hiệu quả ở tất cả các đối tượng vật nuôi và cây trồng.
b. Nhanh tạo ra kết quả và kết quả luôn ổn định.
c. Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém và có thể áp dụng rộng rãi.
d. Chỉ tiến hành 1 lần trên đối tượng sinh vật.
Câu 13:Loài cây nào sau đây là cây ưa sáng
a. Cây lúa b. Cây bắp
c.Cây thầu dầu d Cả a, b, c điều đúng.
Câu 14: Động vật nào sau đây là động vật ưa tối:
a. Sơn dương b. Đà điểu
c. Gían d. Chim sâu
Câu 15:Nhóm động vật dưới đây thuộc động vật đẳng nhiệt là:
a. Châu chấu, dơi, chim én b. Cá sấu, ếch, ngựa
c. Chó ,mèo, cá chép d. Cá heo, trâu, voi
Câu 16: Đặc điểm của lợn Ỉ nước ta là:
a. Tầm vóc to, tăng trọng nhanh |
b.Thịt có nhiều mỡ,chân ngắn,lưng võng,bụng sệ |
c. Thịt nhiều nạc, tỉ lệ mỡ thấp |
d. Trọng lượng tối đa cao |
B/ PHẦN TỰ LUẬN: ( 6 ĐIỂM)
Câu 1: Ưu thế lai là gì? Cho ví dụ? ( 1 điểm)
Câu 2: Tại sau khi trồng cây cảnh để trong nhà, thỉnh thoảng người ta phải đưa ra nắng? (1điểm)
Câu 3: Nêu khái niệm chung về môi trường? Phân biệt các loại môi trường sống của sinh vật? (2 điểm)
Câu 4: Vẽ sơ đồ về giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam? (2 điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ( sinh 9)
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 4 ĐIỂM)
Mỗi ý đúng 0,25 điểm.
1.c 2.d 3.d 4.c 5.c 6.d 7.c 8.a 9.c 10.b 11.b 12.c 13.b 14.d 15.c 16.b
B PHẦN TỰ LUẬN: ( 6 ĐIỂM)
Câu 1:( 1 điểm)
Hiện tượng cơ thể lai F1 sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh, chống chịu tốt, có các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ gọi là ưu thế lai
Ví dụ: Lợn đại bạch lai với lợn ỉ cho con lai F1 có ưu thế lai.
Câu 2: ( 1 điểm)
Cây để trong nhà thường là những cây ưa bóng nhưng thỉnh thoảng ta cũng để cây ra ngoài nắng để cây có thể quang hợp tạo diệp lục.
Câu 3: ( 2 điểm)
Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh, hữu sinh có tác động trực tiếp lên sự sinh sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.
Phân biệt các loại môi trường sống của sinh vật:
Môi trường nước: nước mặn, nước ngọt, nước lợ…
Môi trường đất: gồm các loại đất khác nhau trên đó có các sinh vật sinh sống.
Môi trường trên mặt đất- không khí: bao gồm bầu khí quyển bao quanh trái đất.
Môi trường sinh vật: Bao gồm thực vật, động vật và con người.
Câu 4: ( 2 điểm)
Vẽ sơ đồ mô tả giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở việt nam như hình 41.2 ( SGK Sinh Học 9 Trang 120).
MA TRẬN
Các chủ đề chính |
Các mức độ nhận biết |
Tổng |
|||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
|||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
Chương VI Ứng dụng di truyền học |
Câu 1 Câu 4 Câu 5 Câu 7 Câu 12 Câu 16 1,5 |
|
Câu 2 Câu 3 Câu 8 0,75 |
Câu 1 1,0 Câu 2 1,0 |
Câu 6 Câu 9 Câu 10 0,75 |
|
14 câu 4 ,0 |
Chương I Sinh Vật Và Môi Trường |
Câu 13 Câu 14 Câu 15 0,75
|
Câu 3 2,0 |
Câu 11 0,25 |
|
|
Câu 4 2,0 |
6 câu 6,0 |
Tổng |
9 câu 2,25 |
1 câu 2,0 |
4 câu 1,0 |
2 câu 2,0 |
3 câu 0,75 |
1 câu 2,0 |
20 câu 10,0 |