PHÒNG GD HUYỆN THỚI LAI
TRƯỜNG THCS TT THỚI LAI ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC : 2009- 2010 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN : SINH HỌC 6
Thời gian làm bài : 45 phút ( không kể phát đề )
ĐIỂM |
CHỮ KÍ GIÁM KHẢO |
MÃ PHÁCH |
|
Giám khảo 1 : ……………………………………………. ………………………………………………………………………….. Giám khảo 2 : ………………………………………….. ………………………………………………………………………… |
|
Đề bài gồm 2 phần
A- TRẮC NGHIỆM: (4đ)
I/ Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng (2đ)
Câu1: Đặc điểm của rêu là.
A- Sinh sản bằng hạt, có thân lá.
B- Chưa có rễ thật, có thân lá, chưa có mạch dẫn.
C- Thân phân nhánh ,có mạch dẫn.
D- Nón đực nằm ở ngọn cây, có rễ,thân lá.
Câu2: Nhóm quả gồm toàn quả khô.
A-Quả cải ,quả đu đủ, quả cam, quả cà chua.
B- Quả mơ, quả chanh, quả lúa, quả vải.
C-Quả dừa, quả đào, quả gấc, quả ổi.
D- Quả bông, quả thìa là, quả đậu Hà Lan
Câu 3: Quả tự phát tán có đặc điểm .
A-Có nhiều gai, nhiều móc.
B- Quả có vị ngọt.
C- Quả có khả năng tự tách hoặc tự mở hạt tung ra xa.
D- Quả có cánh hoặc túm lông
Câu 4 : Hạt do bộ phận nào tạo thành ?
A-Hạt phấn.
B-Bầu nhụy.
C-Nhụy hoa.
D –Noãn đã được thụ tinh.
Câu 5: Loài tảo nào sau đây sống ở nước mặn ?
A- Tảo sừng hươu, tảo vòng, rau câu.
B- Tảo sừng hươu, rau câu, rau diếp biển.
C- Tảo vòng, tảo silic, tảo tiểu cầu.
D- Tảo silic, tảo tiểu cầu, rau câu.
Câu 6 : Hạt gồm những bộ phận nào ?
A- Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
B- Vỏ, phôi, lá mầm, thân mầm, chồi mầm.
C- Lá mầm, thân mầm, chồi mầm, rễ mầm.
D- Phôi, chất dinh dưỡng, lá mầm.
Câu 7: Chất dự trữ của hạt thường nằm ở.
A- Rễ mầm hoặc chồi mầm.
B- Thân mầm hoặc lá mầm.
C- Lá mầm hoặc phôi nhũ.
D- Chồi mầm hoặc phôi nhũ.
Câu 8: Nhóm toàn những cây một lá mầm là:
A-Lúa, ngô, tre.
B-Đậu, lạc, bưởi.
C-Cam, ngô, lúa.
D-Cà chua, lạc, bưởi.
II/ Hãy chọn những cụm từ thích hợp điền vào chổ trống:bào tử,bậc cao, ẩm ướt,trên cạn(2đ)
1. Rêu thuộc nhóm thực vật …………………………
2. Rêu sống ở môi trường ……………………
3. Rêu là thực vật sống …………………… đầu tiên.
4. Rêu sinh sản bằng …………………
A- TỰ LUẬN : ( 6Đ)
Câu 1:Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ ? (2 đ)
Câu 2: Có mấy cách phát tán quả hạt ? Cho VD. (2đ)
Câu 3: Vì sao người ta thu hoạch đậu xanh và đậu đen trước khi quả chín khô ?(2đ)
HẾT
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN SINH 6
Các chủ đề |
Các mức độ nhận biết |
Tổng |
|||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
|||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
Chương VI |
|
|
Câu I-4 0,25đ |
|
|
|
1 câu 0.25 đ |
Chương VII |
Câu I.2 0,25đ Câu I.8 0.25đ |
|
Câu I-3 0,25đ Câu I.6 0.25 đ Câu I.7 0.25 đ
|
Câu 2 2đ |
|
Câu 3 2 đ |
7 câu 5.25 đ |
Chương VIII |
Câu I.5 0,25đ |
|
Câu I.1 0.25đ Câu II 2 đ |
Câu 1 2 đ
|
|
|
4 câu 4.5 đ |
Tỏng |
3 câu 0.75 đ |
|
6 câu 3.25 đ |
2 câu 4 đ |
|
1 câu 2 đ |
10 đ |
ĐÁP ÁN ĐỀ KT GIỮA HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC KHỐI 6
A-TRẮC NGHIỆM (4đ)
I/ Mỗi ý đúng 0,25đ (2đ)
1-B 2-D 3-C 4-D
5-B 6-A 7-C 8-A
II/ Mỗi ý đúng 0,5đ (2đ)
1- bậc cao 2- ẩm ướt
3- trên cạn 4- bào tử
B-TỰ LUẬN (6Đ)
Câu 1 ( 2đ)
* Đặc điểm tảo xoắn và rong mơ.
-Tảo xoắn : Cơ thể đa bào, có màu lục, hình sợi, sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt ra thành những sợi tảo mới và sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp .
-Rong mơ : Cơ thể đa bào, có màu nâu, dạng cành cây,.Chúng sinh sán sinh dưỡng và sinh sản hữu tính.
Câu 2: (2đ)
* Có 3 cách phát tán quả hạt.
-Phát tán nhờ gió : VD :Quả bồ công anh, hạt hoa sữa.
-Phát tán nhờ động vật : VD : Hạt thông, Quả ké đầu ngựa
-Tư phát tán : VD : Quả đậu bắp , quả cải.
Câu 3: (2đ)
- Người ta thu hoạch đậu xanh và đậu đen trước khi chín khô là vì : nếu để quả đậu xanh và đậu đen chín khô quả sẽ tự nẻ hạt rơi xuống đất không thu hoạch được.
HẾT