|
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HKI
MÔN NGỮ VĂN 8
Năm học 2008-2009
Thời gian 90’ (không kể thời gian phát đề)
ĐIỂM
|
NHẬN XÉT CỦA GV |
I.TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Văn bản “Tôi đi học” của tác giả nào?
- Nguyên Hồng c. Nam Cao
- Thanh Tịnh d. Ngô Tất Tố
Câu 2. Truyện ngắn “Tôi đi học” được in trong tập truyện nào?
- Quê mẹ c. Những giọt nước biển
- Những ngày thơ ấu. d. Hậu chiến trường.
Câu 3. Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong truyện ngắn “Tôi đi học” là gì?
- Tự sự + miêu tả c. Tự sự + miêu tả + biểu cảm
- Miêu tả + biểu cảm d. Biểu cảm + Tự sự + Nghị luận
Câu 4. Nhân vật ông Đốc trong văn bản “Tôi đi học” có nghĩa là ai?
- Ông giáo c. Ông bảo vệ
- Ông giám thị d. Ông hiệu trưởng.
Câu 5. Nội dung chính của tác phẩm “Tôi đi học” là:
- Những sự việc diễn ra ở nhà trường trong ngày đầu tiên “tôi” đi học.
- Những rung động tinh tế, cảm động về ngày đầu tiên đi học của “tôi”.
- Những việc làm của mẹ dành cho “tôi” trong ngày đầu đến trường.
- Những sự kiện đáng nhớ về ngôi trường đầu tiên của “tôi”.
Câu 6. Trong các văn bản sau, văn bản nào là văn bản nhật dụng?
- Lão Hạc c. Muốn làm thằng cuội
- Chiếc lá cuối cùng d. Ôn dịch thuốc lá
Câu 7. Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh:
- Còm cõi c. Mơn man
- Hu hu d. Dò dẫm
Câu 8. Thán từ gồm mấy loại chính
- Hai loại c. Bốn loại
- Ba loại d. Năm loại
Câu 9. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép:
- Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
- Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa.
- Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra.
- Mặt lão đột nhiên co rúm lại.
Câu 10. Ý nào dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nói quá:
- Lời khen của cô giáo làm cho nó rất vui lòng.
- Nhìn thấy tội ác của giặc ai ai cũng bần gan, tím ruột.
- Bọn giặc hoảng hốt chạy tán loạn.
- Cô Nam tính tình cởi mở, dễ thương.
Câu 11. Từ “thay” trong câu thơ:
“Thương thay cũng một kiếp người
Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi!”
Thuộc loại tình thái từ nào?
- Tình thái từ nghi vấn
- Tình thái từ cầu khiến
- Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm của người nói
- Tình thái từ cảm thán.
Câu 12. Văn bản thuyết minh có tính chất gì?
- Giàu tính tình cảm, cảm xúc
- Mang tính thời sự nóng bỏng
- Tri thức khách quan, xác thực, hữu ích.
- Giàu tính sinh động, hấp dẫn.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm).
Thuyết minh về một đồ dùng trong gia đình em.
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ...............................................................................................................................
ĐÁP ÁN
MÔN NGỮ VĂN 8 – HKI 2008-2009
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Mỗi câu dúng 0,25 điểm.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
b |
a |
c |
d |
b |
d |
b |
a |
a |
b |
d |
c |
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Yêu cầu chung:
- Viết đúng thể loại thuyết minh, có bố cục rõ ràng, văn phong lưu loát.
a. Mở bài: (0,5 điểm).
Giới thiệu về vật dụng trong gia đình.
b. Thân bài: (6 điểm)
- Miêu tả được hình dạng, trình bày cấu tạo, chất liệu của đồ dùng.
- Trình bày công dụng của đồ dùng.
c. Kết bài: (0,5 điểm)
Đánh giá chung về đối tượng thuyết minh.