Tổng lượt truy cập: 829402
Đang truy cập: 2
Phân công chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
Theo: - Cập nhật ngày: 05/01/2015 - 07:20:46

        PHÒNG GD&ĐT THỚI LAI    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN THỚI LAI           Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                          

          

                                                      Thị trấn Thới Lai, ngày 31 tháng 12 năm 2014

 

PHÂN CÔNG

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

HIỆU TRƯỞNG, PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

I. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

                   1. Tổ chức bộ máy nhà trường:

- Điều hành toàn bộ công việc và hoạt động của nhà trường. Quyết định mọi mặt về tổ chức và hoạt động của nhà trường;

- Phân công nhiệm vụ các Phó Hiệu trưởng. Bổ nhiệm, chỉ định Tổ trưởng, Tổ phó, Nhóm trưởng, Thư ký hội đồng, Trưởng ban, Trưởng bộ phận, giáo viên chủ nhiệm…

- Thành lập các hội đồng, các tổ chuyên môn, các bộ phận. Xây dựng các loại hình lớp học. Xây dựng quy chế hoạt động bộ máy nhà trường.

2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học:

- Lập kế hoạch hàng năm, ấn định lịch công tác hàng tháng, hàng tuần. Phối hợp điều hòa các hoạt động giáo dục trong trường;

- Chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục của nhà trường theo đúng tinh thần nhiệm vụ năm học.

3. Quản lý nhân sự:

- Quản lý giáo viên, nhân viên trong các hoạt động giáo dục và những hoạt động khác có liên quan. Ký hợp đồng giáo viên, nhân viên làm việc với nhà trường. Ký đồng ý cho giáo viên được thuyên chuyển;

- Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó Hiệu trưởng và các giáo viên, nhân viên cuối năm học. Đề nghị cấp trên khen thưởng và kỷ luật giáo viên, nhân viên;

- Xây dựng đội ngũ Hội đồng sư phạm đoàn kết, tận tụy, có trách nhiệm;

- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên;

- Tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho giáo viên, nhân viên;

- Duyệt nghỉ phép giáo viên, nhân viên. Đề nghị lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo cho phép giáo viên, nhân viên nghỉ từ 03 ngày trở lên.

4. Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh: 

- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với học sinh; Điều hành công tác tuyển sinh lớp 6;

- Quyết định biên chế lớp, học sinh, học sinh chuyển đi, chuyển đến; Chỉ đạo các hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh; Quyết định khen thưởng, ký giấy khen, ký học bạ học sinh.

5. Quản lý chuyên môn:

- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm tra sư phạm, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra bộ phận;

- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy các đội tuyển học sinh giỏi;

- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, ôn luyện, tuyển sinh lớp 6;

- Chỉ đạo tổ chức thi đua của giáo viên nhân viên và học sinh;

- Chỉ đạo tổ chức các hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, nhân viên;

- Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và giảng dạy;

- Chỉ đạo việc xây dựng và kiểm tra nội dung trang web của trường.

6. Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường:

- Quản lý chế độ sinh hoạt, hội họp của giáo viên, nhân viên và học sinh;

- Quản lý tất cả các loại kinh phí, các loại quỹ theo qui định;

- Xây dựng qui chế thu chi nội bộ; Lập dự toán và quyết toán chi thu hàng năm;

- Chỉ đạo thực hiện kiểm kê tài sản, thiết bị hàng năm.

7. Tổ chức công tác giáo dục tư tưởng chính trị, công tác giữ gìn an ninh trật tự, tạo dựng môi trường sư phạm thân thiện:

- Chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”;

- Chỉ đạo hoạt động giữ gìn an ninh trật tự trong nhà trường;

- Chỉ đạo thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

8. Tiếp thu ý kiến chỉ đạo, phối hợp làm việc:

- Phụ trách công tác đối ngoại;

- Kịp thời xin ý kiến chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, của lãnh đạo UBND thị trấn Thới Lai;

- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường với chính quyền địa phương, với các cơ quan ban ngành, đoàn thể trong huyện. Tạo mối quan hệ gắn bó, hợp tác giữa nhà trường với cha mẹ học sinh;

- Chủ động trao đổi và phối hợp công tác với Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên;

- Thực hiện nghị quyết của Chi bộ hàng năm. Phối hợp với Chi bộ cơ cấu nhân sự Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội TNTP HCM trong nhà trường.

9. Tổ chức các hội nghị giáo viên, nhân viên, hội nghị liên tịch định kỳ và bất thường để thực hiện chế độ quần chúng tham gia quản lý trường học:

- Đầu năm học tổ chức hội nghị công nhân viên chức để báo cáo tình hình mọi mặt của nhà trường và thu thập ý kiến đóng góp xây dựng nhà trường;

- Triệu tập và chủ trì họp lực lượng cốt cán để trao đổi và phối hợp công tác trong các phong trào thi đua một cách toàn diện;

- Chủ trì các cuộc họp Hội đồng nhà trường để để triển khai kế hoạch, lấy ý kiến đóng góp, trao đổi biện pháp thực hiện kế hoạch, bàn bạc hướng giải quyết các sự việc;

- Chủ trì các cuộc họp Hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm, Hội đồng thi đua, khen thưởng vào cuối học kỳ, cuối năm học, Hội đồng kỷ luật giáo viên, nhân viên, học sinh.

II. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng:

1. Phó Hiệu trưởng thứ nhất:

- Giúp Hiệu trưởng điều hành công tác chuyên môn; chịu trách nhiệm về học lực của học sinh, Chất lượng giảng dạy của giáo viên trong nhà trường;

- Chỉ đạo đúc kết và áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm;

- Tham mưu Hiệu trưởng phân công giảng dạy. Duyệt kế hoạch công tác của các tổ chuyên môn;

- Hướng dẫn và kiểm tra giáo viên kê khai dư giờ. Thực hiện bảng kê khai quy mô tổng hợp trong từng quý, từng học kỳ;

-  Phụ trách công tác tuyển sinh lớp 6; tổ chức học sinh học và dự thi nghề phổ thông;

- Thành lập các lớp học sinh yếu bộ môn, phân công giáo viên giảng dạy;

- Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện chương trình và điểm số. Ký duyệt kế hoạch giảng dạy, sổ gọi tên và ghi điểm, sổ đầu bài, sổ báo giảng, giáo án;

- Lập kế hoạch và theo dõi kiểm tra sư phạm, kiểm tra chuyên đề giáo viên;

- Điều hành và kiểm tra việc thực hiện hội giảng, thao giảng, báo cáo chuyên đề, dạy giáo án điện tử, sử dụng đồ dùng dạy học;

- Theo dõi và kiểm tra thực hiện giáo dục ngoài giờ lên lớp. Ký duyệt đơn xin phép miễn học thể dục của học sinh;

- Tham mưu Hiệu trưởng thực hiện đúng các qui chế, chỉ thị, qui định và các văn bản chỉ đạo về hoạt động chuyên môn;

- Hướng dẫn và kiểm tra giáo viên thực hiện các qui chế, thông tư về chuyên môn; Hướng dẫn giáo viên làm các loại hồ sơ, sổ sách. Tổ chức kiểm tra hồ sơ của giáo viên;

- Tổ chức điều khiển các buổi thi giữa kỳ, học kỳ, kiểm tra tập trung, lịch thi của PGD&ĐT, SGD&ĐT của nhà trường theo sự phân công của Hiệu trưởng;

- Theo dõi và kiểm tra dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường;

- Duyệt cho phép học sinh nghỉ học theo quy định, cho phép học sinh nghỉ học luôn, cho phép học sinh rút hồ sơ, học bạ;

- Chủ trì họp hội đồng kỷ luật học sinh khi được sự ủy quyền của Hiệu trưởng;

- Thực hiện một số công việc khác do Hiệu trưởng phân công.

- Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;

          2. Phó Hiệu trưởng thứ hai:

- Giúp Hiệu trưởng điều hành công tác cơ sở vật chất; chất lượng các phong trào mũi nhọn của giáo viên - học sinh;  phổ cập THCS, chịu trách nhiệm về hạnh kiểm, nề nếp của học sinh, các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy  trong nhà trường;

- Thành lập đội tuyển học sinh giỏi, phân công giáo viên giảng dạy.

- Chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh niên, công tác Đội trong nhà trường;

- Chỉ đạo hoạt động của tổ văn phòng;

- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác văn thư lưu trữ, công tác báo cáo định kỳ và đột xuất;

- Duyệt cho phép học sinh nghỉ học theo quy định; Duyệt cho phép học sinh nghỉ học luôn, cho phép học sinh rút hồ sơ, học bạ;

- Theo dõi và kiểm tra chặt chẽ sĩ số học sinh, học sinh bỏ học từng thời điểm trong năm học. Theo dõi hoạt động kiểm tra nề nếp chuyên cần và hạnh kiểm của học sinh;

- Theo dõi và kiểm tra hoạt động chuyên môn và kiểm tra quản lý tài sản của phòng thiết bị, phòng bộ môn, phòng thí nghiệm…;

- Tham mưu Hiệu trưởng thực hiện các báo cáo với cấp trên, làm báo cáo hoạt động của nhà trường về phòng giáo dục hàng tháng. Tham mưu Hiệu trưởng xử lý các công văn đến. Phụ trách theo dõi hàng ngày Hộp thư điện tử (email) của trường trong hệ thống mạng giáo dục;

- Tham gia xây dựng và kiểm tra việc thông báo kết quả học tập, học sinh vi phạm nội quy cho phụ huynh học sinh bằng hệ thống quản lý nhà trường SMAS 2.0;

- Phụ trách công tác chủ nhiệm và quản lý học sinh, chủ trì tổ chức các phong trào thi đua, học tập, văn nghệ, TDTT;

 - Chỉ đạo và điều hành công tác giáo dục lao động cho học sinh; 

- Phụ trách quản lý cơ sở vật chất của các phòng chức năng, phòng học;

- Quản lý toàn bộ thiết bị, tài sản, cơ sở vật chất và kỹ thuật của nhà trường. Lập kế hoạch hàng năm bổ sung cơ sở vật chất và thiết bị;

- Theo dõi và kiểm tra bảo quản tài sản, thiết bị, cơ sở vật chất của nhà trường, tham mưu Hiệu trưởng mua sằm tài sản, thiết bị cho nhà trường. Lưu trữ hồ sơ quản lý tài sản;

- Chủ trì hội đồng kỷ luật học sinh khi được sự ủy quyền của Hiệu trưởng;

- Thực hiện một số công việc khác do Hiệu trưởng phân công.

- Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;

 

                                                                                    HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Về trước Gởi email cho bạn bè In ấn
Lượt xem (17322)bình luận (0) Đánh giá bài viết (8)
Tin mới hơn
Tin cũ hơn

Trường Trung Học Cơ Sở Thị Trấn Thới Lai
Điện thoại: 02923.689 369 - 02923. 681 369 - 02923 680 879
E-Mail thcsthitranthoilai@cantho.edu.vn
Website: thcs-ttthoilai-cantho-edu.vn

Thiết kế và phát triển bởi Miền Tây Net